Những bệnh lý có thể gây đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp ở người già do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt. Tuy nhiên người bệnh cũng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể từ khi còn trẻ nếu mắc các bệnh lý dưới đây.
18/01/2023 10:28

Bệnh đái tháo đường

Những người mắc đái tháo đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao nhất. Đục thủy tinh thể ở người bệnh đái tháo dường thường tiến triển nhanh và bất thường. Người bệnh đái tháo đường có thể bị đục thủy tinh thể ở độ tuổi từ 30 – 40 tuổi. Nguyên nhân khiến người bị đái tháo đường dễ bị đục thủy tinh thể là do lượng đường trong máu tăng cao có thể làm tổn thương ống kính và các mạch máu mắt. Ngoài ra, một số bệnh nhân đái tháo đường phải tiêm thuốc steroid trong mắt để ngăn ngừa sự thay đổi đường huyết trong mắt và điều này có thể thúc đẩy nhanh sự phát triển của đục thủy tinh thể. Đục bao sau thường là loại đục thủy tinh thể thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.

ducthuy

Cận thị nặng

Những người bị cận thị đặc biệt là những người bị cận thị nặng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao. Ở những người bị cận thị, mắt của họ sẽ bị lồi lên phía trước nên làm thay đổi vị trí của thủy tinh thể, làm thủy tinh thể có xu hướng dày lên, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.

Viêm màng bồ đào

Màng bồ đào nằm giữa võng mạc và cũng mạc, là một lớp chứa đầy mạch máu để nuôi dưỡng phần sau của mắt. Vì là nơi nuôi dưỡng nhiều bộ phận quan trọng của mắt nên nếu bị viêm màng bồ đào thì bệnh nhân cũng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể và mất thị lực. Nguyên nhân thường gặp khiến bệnh nhân bị viêm màng bồ đào là chấn thương và nhiễm trùng mắt. Sử dụng các loại thuốc steroid để điều trị viêm màng bồ đào để giảm viêm ở mắt có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

Progeria

Một số người mắc bệnh progeria (hay còn gọi là bệnh lão nhi là bệnh cực kỳ hiếm gặp khiến đứa trẻ mới sinh bị già đi với tốc độ khủng khiếp) có nguy cơ bị đục thủy tinh thể sớm.

Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2

comment Bình luận

largeer