Những công dụng của cây rau muối

Rau muối là một loại cỏ dại mọc hoang, chúng thường mọc ở những chân ruộng cao như các luống khoai, luống ngô rất nhiều. Theo Đông y, cây rau muối có vị ngọt, tính bình, hơi có độc, do vậy không nên dùng quá nhiều loại rau này. Đông y dùng rau muối làm thuốc sát trùng, điều trị một số bệnh ngoài da, kết lỵ.
25/07/2024 17:46

Một số thông tin về cây rau muối

Cây rau muối có tên khoa học là Chenopodium album, họ rau rền. Cây thân thảo cỡ nhỏ, thường chỉ cao khoảng 50cm – 60cm, lá cây khó nhỏ nhọn vào có răng cưa, điểm nổi bật của cây là khi cây còn nhỏ phần láu non ở ngọn cây màu trắng xóa bên cạnh sắc xanh, khi cây già hoa rau muối cũng mọc thành từng chùm trắng xóa ở ngọn cây.

Những công dụng của cây rau muối

Mặc dù có tên cây rau muối, nhưng cây này lại không có vị mặn của muối. Theo Đông y, cây rau muối có vị ngọt, tính bình, hơi có độc, do vậy không nên dùng quá nhiều loại rau này. Đông y dùng rau muối làm thuốc sát trùng, điều trị một số bệnh ngoài da, kết lỵ.

Do là một vị thuốc có tính sát trùng cao, nên cây rau muối thường được dân gian sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh lở ngứa ngoài da, viêm nhiễm như: Hắc lào; Lang beng; Nấm; Ghẻ ngứa.

Ngoài ra rau muối còn được dùng để điều trị bệnh về đường tiêu hóa, sát trùng răng miệng như: Điều trị kiết lỵ; Sát trùng miệng; Giảm sưng đau răng, viêm lợi.

raumuoi

Cây rau muối. (Ảnh: Caythuoc.org)

Cách dùng cây rau muối làm thuốc

Điều trị các bệnh ngoài da, lở ngứa: 

Dùng rau muối tươi hoặc khô nhưng dùng tươi tốt nhất. Đem cây đun lấy nước cô đặc (sền sệt như cao lỏng) bôi ngoài những vùng da bị lở ngứa sau khi tắm, cách dùng này có hiệu quả với nhiều chứng bệnh ngoài da khác nhau như: Ghẻ, lang beng, hắc lào, nấm, viêm da….

Điều trị viêm lợi, viêm chân răng, đau ê ẩm bên trong chân răng:

Đau nhức răng là một trong những chứng bệnh khó chịu mà nhiều người mắc phải, để điều trị đau nhức răng dân gian có kinh nghiệm hay mà vô cùng đơn giản đó là dùng: Thân lá cây rau muối tươi hoặc khô 1 năm, sắc đặc lấy khoảng 1 cốc nước. Ngậm khoảng 5 phút và súc miệng, mỗi ngày làm 2-3 lần (Nước rau muối không nuốt mà nhổ bỏ).

Điều trị kiết lỵ:

Dùng 15g rễ cây rửa sạch, đun lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày, uống liên tục khoảng 3 đến 4 ngày.

Lưu ý khi dùng rau muối

Mặc dù rau muối rất sạch, mọc hoang rất nhiều, nhưng nếu dùng làm rau ăn hoặc dùng làm thuốc thì không nên dùng quá nhiều, bởi vị thuốc này hơi độc, được Đông y khuyến cáo không nên dùng nhiều.

Ai không nên dùng rau muối

Phụ nữ đang mang thai (có bầu), đang muốn có con tuyệt đối không dùng rau muối, bởi rau này có tác dụng tránh thai. Nghiên cứu thống kê tại Đại học Banaras Hindu Ấn Độ đã ghi nhận diệt giun, làm chậm sự di chuyển của tinh trùng và tránh thai là những công dụng của cây thuốc này. Do vậy, nếu chị em đang muốn có thai hoặc đang mang thai thì không nên dùng loại cây này.

Cũng chính vì thế, nam giới đang muốn có con thì anh em cũng lưu ý không dùng rau muối nhé, bởi nó có thể làm chậm sự di chuyển của tinh trùng trong quá trình thụ tinh.

Trẻ nhỏ, phụ nữ đang cho chon bú cũng hạn chế không nên dùng.

Một số nghiên cứu đáng chú ý

Hoạt động diệt giun sán: Là một loại cây được dùng nhiều ở Pakistan, loại thảo dược này được đặc biệt quan tâm tại đây. Một nghiên cứu mới đây tại Đại học Nông nghiệp Pakistan đã tìm thấy hoạt động diệt giun sán hạt hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất methanolic trong nước thô từ cây rau muối Chenopodium album.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer