Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson (run tay chân)

Bệnh Parkinson là bệnh thường gặp ở người cao tuổi với những biểu hiện như run tay chân, các cơ quan thần kinh bị ảnh hưởng bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ gây mất trí nhớ.
18/07/2024 15:59

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh là do can huyết bị hư tổn gây ra “can phong nội động”. Biểu hiện trên lâm sàng của bệnh này rất đa dạng, hư thực lẫn lộn, hư chủ yếu là do can thận âm hư, khí huyết lưỡng hư.

Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính kéo dài, do đó việc điều trị bệnh phải tùy theo giai đoạn nặng hay nhẹ, tùy vào các thể bệnh khác nhau. Phương pháp điều trị toàn diện, kết hợp giữa thuốc đặc trị bệnh với những bài thuốc Đông y theo từng thể bệnh khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể chế biến các món ăn theo bài thuốc sau và có thể dùng trong suốt quá trình chữa bệnh:

Những biểu hiện của bệnh Parkinson

Parkinson là run, cứng đờ, chậm vận động, và rối loạn giữ thăng bằng.

Run: Là triệu chứng rất hay gặp. Run chậm thường bắt đầu ở tay hay chân chủ yếu ở đầu chi, thông thường ở một bên trong một thời gian dài trước khi lan ra cả hai bên. Trường hợp nặng run cả môi, lưỡi, cằm. Run thường rõ hơn khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động chủ ý. Nó trái ngược với chứng run vô căn hoặc run của bệnh tiểu não, khi đó run sẽ tăng lên rõ rệt nếu bệnh nhân cố gắng dùng tay để làm một việc gì đó. Tuy vậy, gần 15% bị bệnh Parkinson, trong suốt quá trình bệnh của mình, không bao giờ bị run cả.

Cứng đờ các cơ bắp: Bệnh nhân khó khăn trong các cử động, vì các cơ bắp thường xuyên bị căng cứng, giảm các hoạt động tinh vi.

Giảm vận động: Người bệnh làm việc gì cũng rất chậm chạp, khó dừng các động tác. Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ tình cảm khi nói chuyện và rất ít khi chớp mắt. Chữ viết nhỏ dần lại và viết chậm. Dáng người bệnh Parkinson lưng còng xuống khi đứng, khi đi 2 tay không vung vẩy như người bình thường mà lại khép sát vào thân mình, bước chân ngắn và dáng đi chúi ra trước.

Rối loạn giữ thăng bằng: Bệnh nhân đi đứng khó khăn, xoay trở hoặc khi đi dễ bị té.

Các triệu chứng khác: Giọng nói nhỏ và khó nghe, ít biểu lộ cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo âu, đau, mệt mỏi. Rối loạn thần kinh thực vật như hạ huyết áp tư thế, tăng tiết mồ hôi, nước bọt, suy giảm chức năng tình dục. Về sau có khó nuốt và rối loạn tâm thần.

runtay

(Ảnh minh họa: Vinmec)

Bệnh Parkinson được điều trị như thế nào?

Cho đến nay, y học hiện đại cũng vẫn chưa có cách nào để phòng ngừa và chữa khỏi hẳn được bệnh Parkinson. Tuy nhiên, hiện nay có những loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng của bệnh rất tốt. Người ta khuyên nên phối hợp dùng thuốc với các biện pháp khác như vật lý trị liệu, tập luyện thể dục, chế độ ăn thích hợp,… Một số bệnh nhân bị Parkinson có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, ví dụ như phương pháp "kích thích não sâu" (deep brain stimulation - DBS).

Những bài thuốc/món ăn hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: Thạch quyết minh (sắc trước): 30gr; Tang ký sinh 30gr; Dạ giao đằng, Bạch linh, mỗi vị 20gr; Câu đằng, Xuyên ngưu tất, Ích mẫu thảo, mỗi vị 16gr; Thiên ma, Chi tử, Hoàng cầm, mỗi vị 12gr.

Đem các vị thuốc này sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: Nhũ hương, câu đằng, thạch quyết minh, đào nhân, hồng hoa, cam thảo, thiên ma, mộc dược, đại giả thạch, hương phụ, uất kim, đương quy, xương bồ, mỗi vị 20g.

Sắc ngày uống 1 thang. Chia 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 3:

Nếu người bệnh ở thể can âm suy, hư phong nội động với biểu hiện: Cứng gân cơ, tay chân hoặc hàm dưới run, đau, tay chân tê nhất là lúc nghỉ ngơi nhưng không vận động thì đỡ có thể dùng bài thuốc:

Chuẩn bị: Tang ký sinh, mẫu lệ, mỗi vị 20g; Thục địa, sinh địa, bạch thược, thạch quyết minh, mỗi vị 15g; Sơn thù, cương tằm, thiên ma, ngưu tất, đương quy, mỗi vị 9g; Cam thảo 6g.

Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ ngập nước, đun nhỏ lửa 30 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Để đạt kết quả tốt nhất nên bổ sung thường xuyên

Món 1: Đậu tằm hỗ trợ bệnh Parkinson

Theo nghiên cứu, đậu tằm rất giàu levodopa (L-dopa) là một hợp chất mà cơ thể chuyển đổi thành dopamine. Đây được coi là cơ sở để nhận định về khả năng làm giảm các triệu chứng bệnh Parkinson của đậu tằm.

Trên thực tế, một nghiên cứu nhỏ ở 11 người bị bệnh Parkinson được ăn 250gr đậu tằm cho thấy sau 12 giờ không dùng thuốc mà vẫn có sự cải thiện mức dopamine trong máu và chức năng vận động tương tự như thuốc L-dopa. Một nghiên cứu khác trên 6 người lớn mắc bệnh Parkinson cho thấy rằng tiêu thụ 100–200gr đậu tằm cùng với thuốc trị Parkinson carbidopa đã cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Do đó bệnh run tay chân nên ăn đậu thường xuyên.

Cách chế biến:

Đậu tằm là thực phẩm đa năng, mỗi ngày người bệnh có thể sử dụng từ 200 đến 300g làm bữa chính hay đồ ăn nhẹ đều được. Nên luộc đậu trong khoảng 30 giây sau đó cho vào nước đá sẽ giúp làm mềm phần vỏ và từ đó lột ra dễ dàng hơn.

Có thể hấp đậu trước, tẩm gia vị và dầu ô liu để ăn trực tiếp. Hoặc để nướng đậu, thì đun sôi trong 30 phút trước, để ráo rồi thêm dầu ô liu, gia vị. Cho đậu vào lò nướng thêm 30 phút ở 190 độ C. Đậu tằm chín có thể làm nguyên liệu trong các món salad, cơm, mì uống, soup hay pizza đều được. Nên ăn thường xuyên.

Món 2: Chân gà đậu phộng hỗ trợ bệnh Parkinson

Chữa bệnh Parkinson bằng đậu phộng được xem là cách điều trị bệnh Parkinson xuất phát từ dân gian. Parkinson có lẽ là vì trong loại thực phẩm này có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho não bộ như niacin, folate, flavonoid, Ngoài ra, trong đậu phộng còn chứa các acid amin tryptophan là cơ chế sản xuất ra hợp chất có lợi cho não bộ serotonin. Chính serotonin là yếu tố ngăn ngừa chứng trầm cảm và tính tình diễn biến thất thường khi mắc phải bệnh Parkinson. Và mang đến một trí nhớ tuyệt vời khác. Vì thế các loại thực phẩm họ đậu vẫn được khuyến khích nên sử dụng khi mắc phải bệnh Parkinson.

Món 3: Chữa chứng tay chân run rẩy đi không vững

Chuẩn bị: Chân gà 3 đôi, sắc với các vị thuốc: Thạch xương bồ 8g, ngũ gia bì 8g (các vị thuốc đã làm thành mảnh vụn ngâm trong 300ml nước nóng 80 độ C giữ ấm trong 4 – 5 giờ. Sau đó đun sôi nhỏ lửa 15 phút, gạn lấy nước, bỏ bã. Và sau đó cho chân gà đã hầm và collagen vào sắc tiếp 15 phút là được).

Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Liệu trình 60 ngày nếu chuyển biến tốt thì sử dụng tiếp.

Món 4: Đậu phộng hầm chân gà

Chuẩn bị: Lạc nhân 100g, chân gà 6 cái. Rửa sạch lạc để lớp vỏ đỏ, chân gà làm sạch rửa kỹ, tuốt hết móng. Hai vị này cho vào nồi với 1 lít nước ninh thật nhừ, khi chín nêm gia vị ăn cả nước và cái trong ngày. Tuần ăn 3 lần.

Món canh này giúp cho xương chắc khỏe, đi không run, tay cầm nắm chật được, da dẻ hồng hào.

Món 5: Chân gà hầm đậu đen

Những người bị run tay, gân xương yếu có thể lấy chân gà hầm với đậu đen bằng nồi đất, thêm tiêu, hành, mắm muối ăn rất tốt.

Món 6: Đậu phộng luộc

Nên ăn 1 chén đậu phộng luộc 150g mỗi ngày. Ăn liên tục vài tháng.

Món 7: Sinh tố rau càng cua

Người bệnh Parkinson cũng có thể lấy 200g rau càng cua, xay nhuyễn cùng với 500ml uống 1 lần. Có thể cải thiện chứng run tay chân.

Món 8: Rau kim châm, mộc nhĩ

Chuẩn bị: Rau kim châm (rau hoa vàng) 60g, mộc nhĩ 15g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ khoảng 3 bát nước, sắc còn 1 bát, cho thêm chút đường vừa ngọt, chia làm vài lần uống trong ngày. Mỗi tuần nên uống vài ngày.

Món 9: Tiểu mạch, hồng táo

Chuẩn bị: Tiểu mạch 30g, hồng táo 10 quả, nhãn nhục 15g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ khoảng 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống và ăn cả bã. Mỗi tuần nên ăn vài ngày.

Món 10: Tiểu mạch, cam thảo

Chuẩn bị: Cam thảo 30g, tiểu mạch 60g, đại táo 15 quả. Tất cả rửa sạch cho vào khoảng 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia làm vài lần uống trong ngày. Mỗi tuần nên ăn vài ngày.

Phương pháp phòng ngừa bệnh Parkinson ở người cao tuổi

1. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia vì sẽ làm tăng tốc độ suy giảm thần kinh, tăng rối loạn sự điều phối thần kinh-cơ trong vận động, làm mức độ run nghiêm trọng hơn.

2. Tích cực sử dụng các loại rau củ quả giàu chất oxy hóa tự nhiên có tác dụng chậm lại sự suy thoái của bộ não điều khiển.

3. Tăng cường yến mạch, hạt hướng dương, đậu nành… Những thực phẩm chứa nhiều magie có khả năng ổn định dẫn truyền thần kinh – rất hiệu quả trong các trường hợp run do bệnh Parkinson.

4. Thường xuyên hoạt động thể chất sẽ giúp hệ cơ khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Đi bộ hoặc thể dục dưỡng sinh hít thở sâu… làm tăng lưu thông máu lên não, giúp đối phó với những căng thẳng và cải thiện triệu chứng bệnh người già, đặc biệt là với chứng run do rối loạn thần kinh thực vật.

5. Ưu tiên bổ sung loại sữa bổ sung Glucoraphanin – chiết xuất tự nhiên từ mầm bông cải xanh có tác dụng thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxy hóa, giúp cơ thể đào thải chất độc, kết hợp các Vitamin và khoáng chất đặc biệt là Magie hữu ích với hệ thần kinh trung ương.

Lưu ý: Để điều trị bệnh hiệu quả người bệnh cần phải có thời gian điều trị dài ngày mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, phối hợp dùng thuốc với các biện pháp khác như: vật lý trị liệu, tập luyện thể dục. Người bệnh cần có chế độ ăn uống thanh đạm, hạn chế dùng nhiều gia vị cay nóng, ăn ít mỡ động vật, ăn nhiều trái cây và rau xanh.

Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer