Những công dụng đến từ Ích chí nhân
Tên gọi: Ích chí nhân
Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Miq.
Họ Gừng (Zinggiberaceae).
Tên thường gọi: Anh hoa khố, Ích chí tử (Khai bảo bản thảo), Trích đinh tử (Trung dươc tài thủ sách).
Mô tả
Mô tả chung
Cây thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5 m. Toàn cây có vị cay. Lá hình mác dài 17-33 cm, rộng 3-6 cm. Hoa tự hình chùm mọc ở đầu cành. Hoa màu trắng, có đốm tím. Qủa hình cầu, đường kính 1,5 cm, khi chín có màu vàng xanh, hạt nhiều cạnh màu xanh đen.
Mô tả dược liệu
Quả hình bầu dục, 2 đầu hơi nhọn dài 20-24 cm, đường kính 1,2-1,6 cm. Vỏ màu nâu đỏ hoặc nâu xám, có 13-20 đường chỉ dọc nổi lên lồi lõm không đều, vỏ mỏng, hơi dẻo, dính sát với hạt. Hạt bó chặt với nhau, trong có màng mỏng chia thành 3 múi, mỗi múi có 6 -11 hạt. Hạt là 1 khối tròn dẹt, không nhất định, có cạnh hơi tầy, lớn nhỏ chừng 0,4 cm, màu nâu xám hoặc vàng xám, đập vỡ thì bên trong màu trắng, có chất bột (Dược Tài Học).
Phân bố
Mọc hoang ở vùng rừng núi trung du và thượng du Việt Nam nhưng vẫn phải nhập khẩu.
Bộ phận dùng
Qủa và hạt phơi khô (Fructus Alpiniae Oxyphyllae).
Thu hái, chế biến
Thu hái vào tháng 7 -8 khi quả chuyển từ màu xanh sang vàng. Phơi hoặc sấy kho. Hạt to, mập là tốt.
Bào chế
Ích chí nhân đập bỏ vỏ ngoài, lấy cát cho vào nồi sao to lửa cho nóng rồi cho Ích chí nhân vào sao cho vỏ phồng lên, có màu vàng là được. Lấy ra, rẩy sạch cát, sẩy sạch, chỉ lấy nhân. Trộn với nước muối (cứ 50 kg Ích chí nhân dùng 1,4 kg muối), lại sao qua, lấy ra để nguội dùng dần. không nên sao kỹ quá sẽ mất tinh dầu (Dược Tài Học).
Bảo quản
Để chỗ khô ráo, râm mát.
Thành phần hóa học
Trong Ích chí nhân có chừng 0,7% tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu là Tecpen C10H16, Sesquitecpen C10H24 và Sesquitecpenancola, có chừng 1,71% chất Saponin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
α-Cyperone, 1,8-Cineole, 4-Terpineol, α-Terpineol, β- Elemene, 1-Methyl-3-Isopropoxy cyclohexane, α-Dimethyl Benzepropanoic acid, Guaiol, Zingiberol, α-Eudesmol, Aromadendrene (Vương Ninh Sinh, Trung Dược Tài 1991, 14 (6): 38).
Gingerol Sankawa U. Igakuno Ayumi 1983, 126 (11): 867). Nootkatol (Shoji N và cộng sự, C A 1984, 101: 35960u).
Tác dụng dược lý
Thuốc có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng, cường tim, làm giãn mạch.
Nước sắc Ích chí nhân cho uống 50 mg/kg đối với chuột, thấy có tác dụng chống loét dạ dày.
Nước sắc Ích chí nhân có tác dụng ức chế tiền liệt tuyến.
Nước sắc Ích chí nhân có tác dụng làm tăng ngoại chu vi huyết dịch bạch tế bào.
Tính vị, quy kinh
Tính vị
Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).
Vị cay, đắng, tính nhiệt (Bản Thảo Tiện Độc).
Vị cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Qui kinh
Vào kinh Tỳ, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Vào kinh Thủ thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận).
Vào kinh túc Quyết âm Can, thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải).
Công dụng
Ích khí, an thần, bổ bất túc, an tam tiêu, điều các khí (Bản Thảo Thập Di).
Sáp tinh cố khí, làm uất kết khí được tuyên thông, ôn trung, tiến thực, nhiếp diên thóa, súc tiểu tiện (Bản Thảo Bị Yếu).
Ôn tỳ, khai vị, nhiếp diên, ôn thận, cố tinh, súc niệu (Trung Dược Học).
Chủ trị
Ích chí nhân chủ trị di tinh hư lậu, tiểu giắt (Bản Thảo Thập Di). Trị tiêu chảy, bụng đau do lạnh, nhiều nước dãi, di tinh, đái dầm, băng lậu (Trung Dược Học).
Liều dùng
Liều thường dùng: 4- 12 g.
Kiêng kỵ
Huyết táo, có hỏa: không dùng (Bản Kinh Phùng Nguyên).
Do nhiệt gây nên băng huyết, bạch trọc: không dùng (Bản Thảo Bị Yếu).
Ích chí nhân vốn vị thơm, tính nhiệt, vì vậy những người đã sẵn táo nhiệt, hoặc có hỏa chứng phải kiêng, không nên dùng Ích chí nhân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Táo nhiệt, âm hư, thủy kiệt, tinh ít: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Ứng dụng lâm sàng
- Trị khí của bàng quang suy, lúc đói (Hồ Thị Tế Âm phương).
- Trị Di tinh (do thận dương hư), bạch đới: Ích chí nhân yếu, không kiềm chế được gây nên chứng tiểu nhiều: Ích chí nhân sao chung với muối cho kỹ rồi bỏ muối đi. Hợp chung với Thiên thai ô dược, 2 vị bằng nhau, tán bột. Dùng rượu nấu bột Hoài sơn làm hồ, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước sôi, lúc đói (Súc Tuyền Hoàn – Chu Thị Tập Hiệu phương).
- Trị bụng trướng đau, tiêu chảy liên tục không cầm, đó là chứng khí thoát: Dùng Ích chí nhân 80 g, sắc nước thật đặc, uống dần (Thế Y Đắc Hiệu).
- Trị tỳ và thận có hư nhiệt, tâm khí không thông, tiểu đục, tinh yếu: Ích chí nhân, Phục thần, Phục linh. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8-12 g (Ích Trí Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
- Trị xích trọc: Ích chí nhân 80 g, Phục thần 80 g, Viễn chí, Cam thảo (thủy chưng) 320 g. tán nhuyễn, trộn với rượu làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. mỗi lần uống 50 viên, với nước Gừng sắc, lúc đói (Bản Thảo Cương Mục).
- Trị bạch trọc, nước tiểu đục như nước vo gạo kèm bụng đầy: Ích chí nhân, tẩm với nước muối cho kỹ, sao. Lại dùng nước Gừng sống tẩm Hậu phác rồi sao. Hai vị bằng nhau, thêm Gừng 3 lát, Táo 1 trái, sắc uống nóng (Vĩnh Loại Kiềm phương).
- Trị tiểu nhiều lần và trẻ em đái dầm: Ô dược, Ích chí nhân, Hoài sơn (chưng rượu), lượng bằng nhau. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 8 g-12 g, ngày 2-3 lần (Súc Tuyền Hoàn – Phụ Nhân Đại Toàn Lương phương).
- Trị phụ nữ bị băng trung, huyết ra như nước: Ích chí nhân, sao, tán nhuyễn. Uống 8 g với nước cơm pha ít muối (Kinh Hiệu Sản Bảo).
- Làm cho thơm miệng, tan mọi mùi tanh hôi: Ích chí nhân 40 g, Cam thảo 8 g, nghiền nát, cho vào gói kín. Thỉnh thoảng dùng lưỡi liếm 1 ít (Kinh Nghiệm Lương phương).
- Trị có thai mà ra huyết: Ích chí nhân 20 g, Sa nhân (cả vỏ) 40g. Tán nhuyễn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 g với nước sôi, Phục linh, Phục thần, lượng bằng nhau, tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 g, uống với nước sôi ấm (Ích Trí Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị miệng chảy nước dãi nhiều (do Tỳ vị hư hàn) dùng: Ích chí nhân, Đảng sâm, Bán hạ, Quất bì, Xa tiền tử, mỗi thứ 12 g, Phục linh 16 g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Trị tiêu chảy do Tỳ thận hư: Ích chí nhân, Hoài sơn, Kha tử nhục, mỗi thứ 12 g, Mộc hương, Tiểu hồi, Can khương, Trần bì, Ô mai, mỗi thứ 6 g. Tán nhuyễn, trộn với hồ làm hoàn. Ngày uống 2 lần,mỗi lần 4 g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Theo Thaythuocvietnam.vn
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 8:20 pm -
Mỡ tự thân - Nguồn tế bào gốc vô giá trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
Tế bào gốc từ mô mỡ phát triển từ các tế bào trung mô và có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học và khoa học sinh học, bao gồm y học tái tạo và phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am