Những điều cần biết về viêm dạ dày trẻ em

Ngày nay, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh viêm loét dạ dày ngày càng tăng lên do chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học. Vậy viêm dạ dày ở trẻ em là gì và nguyên nhân gây ra tình trạng này do đâu?
16/11/2022 17:00

Viêm dạ dày tá tráng là gì?

Viêm dạ dày là cụm từ dùng để mô tả các vấn đề liên quan đến viêm ở lớp niêm mạc dạ dày. Tình trạng này là kết quả của sự nhiễm vi khuẩn gây ra các ổ loét ở dạ dày. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên hoặc uống quá nhiều rượu bia sẽ góp phần gia tăng tình trạng này.

th11

Viêm dạ dày ở trẻ em là tình trạng niêm mạc dạ dày của trẻ bị viêm hoặc kích ứng.Viêm dạ dày tá tràng được chia ra làm 2 loại: Viêm dạ dày tá tràng tiên phát và Viêm dạ dày tá tràng thứ phát.

- Viêm dạ dày tá tràng tiên phát hầu hết liên quan đến nhiễm Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP).

- Viêm dạ dày tá tràng thứ phát: tổn thương dạ dày sau các nguyên nhân: Stress (shock, nhiễm trùng nặng...), do thuốc, do rượu…Viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em hầu hết do nguyên nhân nhiễm Hp (khoảng 60 - 90% số trẻ bị Viêm dạ dày tá tràng). 

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị vi khuẩn và bệnh lý bên ngoài tấn công, trong đó co bệnh đau dạ dày, bởi cơ thể trẻ chưa hoàn thiện hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng còn kém. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau dạ dày có thể do chủ quan hoặc khách quan.

Do yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu đã chứng minh, đau dạ dày ở trẻ em một phần do yếu tố di truyền, bởi vi khuẩn Hp có thể di truyền từ cha mẹ sang con. Khi gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh đau dạ dày thì đứa trẻ sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày bẩm sinh cao hơn những đứa trẻ không có cha mẹ bị đau dạ dày.

Chế độ ăn uống kém khoa học: Bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khó tiêu thụ được những đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ hộp. Bố mẹ thường chiều cho trẻ ăn quà vặt hàng ngày vô tình khiến niêm mạc bị tổn thương gây nên đau và viêm loét.

Căng thẳng, mệt mỏi: Đối với những trẻ em ở lứa tuổi thành niên, áp lực học hành, căng thẳng, cũng là nguyên nhân khiến các em mắc phải căn bệnh đau dạ dày.

Sử dụng thuốc tây không đúng cách: Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh khiến dạ dày của bé bị ảnh hưởng, acid trong dạ dày bé thay đổi, kích ứng niêm mạc dẫn đến tổn thương, đau và viêm loét dạ dày.

Triệu chứng đau dạ dày dễ nhận biết ở trẻ em

Thông thường, biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em và người lớn hoàn toàn không giống nhau. Vì thế, các bậc làm cha mẹ thường không mấy để ý đến dấu hiệu đau ở trẻ mà bỏ qua không đưa con trẻ thăm khám, khiến tình trạng bệnh ngày càng thêm nặng. Dưới đây, là các triệu chứng đau dạ dày ở trẻ, phụ huynh cần hết sức lưu ý để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời cho trẻ.Đau bụng: Là triệu chứng thường gặp, theo các nghiên cứu từ 81 - 97% số trẻ VDDTT .Đau bụng ở trẻ em thường không giống như ở người lớn. Vị trí đau bụng có thể trên rốn hoặc quanh rốn. Đau bụng thất thường có khi như giả vờ, thường liên quan đến bữa ăn (trước ăn hoặc sau ăn), tái đi tái lại. Vì vậy, phụ huynh thường hay chủ quan nghĩ rằng đau do rối loạn tiêu hóa, đau bụng giun… nên bệnh được phát hiện muộn.

 Nếu kéo dài trên 3 tháng mà không được chẩn đoán và điều trị có thể sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… Đau bụng tái diễn (kéo dài trên 3 tháng ) do nguyên nhân tiêu hóa, đặc biệt là bệnh lý dạ dày tá tràng chiếm tới 17 - 70%. Tỷ lệ nhiễm H.Pylori ỏ các trẻ bị đau bụng tái diễn khoảng 56 - 79%.Buồn nôn, nôn: Là dấu hiệu thứ 2 cần chú ý, chiếm 30-47% số trẻ Viêm dạ dày tá tràngỢ hơi, ợ chua: Gặp ở 25 - 30% trường hợp Viêm dạ dày tá tràngChán ăn: Do đau bụng, đầy hơi, buồn nôn nên trẻ biếng ăn. Bố mẹ càng lo lắng thúc ép trẻ ăn, càng dẫn đến tình trạng nặng nề hơn: không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tổn thương tâm lý cho trẻ. Đầy bụng: Gặp khoảng 20%Xanh xao, hay chóng mặt: Là hậu quả của viêm dạ dày hoặc viêm loét dạ dày tá tràng gây thiếu máu mạn tính. Thường thấy biểu hiện da xanh xao, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay nhợt, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, học không tập trung.Rối loạn phân thậm chí có thể đi cầu phân đen trong trường hợp xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng. Tiền sử gia đình: Theo các nghiên cứu thì 20% số trường hợp có tiền sử gia đình mắc bệnh lý dạ dày tá tràng.

Điều trị viêm dạ dày tá tràng: 

Cơ địa trẻ em mẫn cảm hơn người lớn nên khi có dấu hiệu cần đưa bé đi khám để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc: 

Những điều nên làm:

Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Nên ăn nhiều bữa nhỏ

Nên ăn đúng giờ, không để quá đói hoặc ăn quá no

Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, ít chất mỡ, ít chất kích thích (chocolate…)

Dùng thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sỹ

Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng lo âu

Tái khám đúng hẹn

Những điều nên tránh:

Không ăn bữa cuối trong ngày gần giấc ngủ (cách giờ đi ngủ > 3 giờ)

Không ăn thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá nhiều gia vị

Tránh cho trẻ uống cà phê, trà, nước uống có ga, nước ngọt, nước tăng lực

Tránh các thuốc ảnh hưởng đến dạ dày (phải báo cho Bác sỹ điều trị trước khi sử dụng các thuốc khác uống kèm đơn thuốc dạ dày)

Không tự ngưng điều trị ngày cả khi trẻ cảm thấy đỡ nhiều.

Theo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

comment Bình luận

largeer