Những điều cần lưu ý về bệnh đột quỵ mùa nắng nóng

Nắng nóng gay gắt đổ bộ cũng là lúc bệnh đột quỵ vào guồng gia tăng. Đáng lo nhất là những người có sẵn bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu… luôn đứng đầu danh sách nguy cơ cao.
03/05/2021 19:16

Có lẽ chưa bao giờ căn bệnh đột quỵ lại khiến chúng ta lo sợ như thời gian gần đây. Chỉ cần gõ tin tức về đột quỵ, hàng loạt thông tin cảnh báo và những ca bệnh điển hình xuất hiện dày đặc.

Những ngày cuối tháng 3, khi nắng nóng bắt đầu xuất hiện, BV Đa khoa Đồng Nai liên tiếp cứu sống nhiều bệnh nhân đột quỵ nặng, trong đó đáng chú ý có trường hợp chỉ mới 25 tuổi, không có bệnh nền, trước đó hoàn toàn bình thường. Tương tự, BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ can thiệp tái thông mạch máu não kịp thời cho 4 ca đột quỵ nhập viện gần như cùng lúc.

Đây là những ca bệnh may mắn đến kịp bệnh viện và được cứu sống. Nhưng trong thực tế, mỗi năm nước ta có hơn 200.000 ca đột quỵ và có đến 50% số trường hợp này diễn biến xấu đi, thậm chí tử vong. Đặc biệt, mỗi khi vào mùa nắng nóng đỉnh điểm, số ca đột quỵ có xu hướng gia tăng. Nếu biểu đồ dao động nhiệt độ tăng thêm 5 độ C, thì tỷ lệ đột quỵ sẽ tăng lên đến 6%. 

Vì sao nắng nóng gây đột quỵ?

Tháng 3, tháng 4 là thời gian cao điểm của mùa khô, vì vậy những ngày gần đây cả nước đã bắt đầu chuỗi ngày oi bức, báo hiệu các đợt nắng kỷ lục sắp bao phủ từ Bắc chí Nam. Nắng nóng đổ bộ cũng là lúc cơ thể dễ sinh bệnh.

Đối với cơ thể người, nhiệt độ phù hợp nhất là khoảng 25 độ C. Trong khoảng từ 20-30 độ C cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt. Tuy nhiên, nếu vượt xa ngưỡng này, cơ thể không thể điều chỉnh kịp sẽ dẫn đến các tai biến do nhiệt độ, điển hình và đáng lo nhất là đột quỵ.

NN2

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là những người có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân oi bức và đột quỵ “bắt tay” nhau là vì trời nắng nóng, sự bài tiết mồ hôi nhiều nên dễ mất nước, làm máu trở nên đặc quánh, tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối. Mất nước cũng làm giảm lượng máu lên não nên sẽ tăng khả năng gây ra đột quỵ. 

Mùa hè, bia rượu cũng trở nên đắt khách vì là món giải khát của nhiều quý ông, cộng thêm thuốc lá, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ phòng máy lạnh ra môi trường bên ngoài hoặc ngược lại, tắm ngay sau khi đi nắng về… đều là những thói quen xấu, là yếu tố nguy cơ khiến đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào.

Những nhóm người cần chú ý khi vào mùa hè, trời nắng gắt?

Dẫn đầu nhóm nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng là người già trên 60 tuổi vốn xoay sở kém với việc tăng nhiệt. Kế tiếp là những người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Những người trẻ thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất gây nghiện, thuốc lá, hay phải chịu áp lực công việc/cuộc sống… cũng rất dễ bị đột quỵ vào mùa hè. Theo thống kê, tỷ lệ người trẻ phải nhập viện vì đột quỵ trong mùa nắng nóng những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh.

Về phân bổ địa lý, đột quỵ thường xảy ra với người thành thị hơn nông thôn. Bởi đô thị hóa, bê-tông hóa khiến nhiệt độ ở thành phố gay gắt hơn các vùng quê. “Một cổ hai tròng”, người ở phố còn phải hứng chịu lượng nhiệt từ các bức tường, đường nhựa phả hơi nóng khiến nhiệt độ ban đêm giảm chậm hơn, rồi cú sốc nhiệt khi bước ra từ phòng máy lạnh đã khiến các chuyên khoa đột quỵ ở các thành phố lớn quá tải rất nhiều.

Empty

Tê yếu một bên tay chân là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần lưu ý (Ảnh minh họa)

Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi trời nắng nóng cho những người có nguy cơ cao

Những người mắc các bệnh mạn tính như kể trên nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa sau: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh cũng là kiểm soát được yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Nên đặt thuốc ở vị trí dễ nhớ, nếu cần có thể đặt báo thức để nhắc nhở về việc uống thuốc, đừng vì nắng nóng mệt mỏi mà quên đi việc cần làm quan trọng này.

Song song đó nên hạn chế đi ngoài trời vào thời điểm trưa nắng từ 10g-16g, nếu bất đắc dĩ phải làm việc thì cần thì trang bị những biện pháp chống nóng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, nên cân đối giữa làm việc - nghỉ ngơi để tránh quá sức. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.

Khi sử dụng điều hòa, nên bật điều hòa ở mức từ 25-27°C (không nên chênh lệch quá 10°C so với nhiệt độ ngoài trời). Không để điều hòa thổi thẳng vào mặt, không nằm điều hòa ngay sau khi tắm vì ảnh hưởng xấu tới hoạt động của tim và huyết áp. Trước khi ra khỏi phòng, nên tăng nhiệt độ hoặc tắt điều hòa, ngồi nghỉ trong phòng để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.

Empty

Trời nắng nóng gay gắt, không nên để nhiệt độ quá thấp, chênh lệch lớn với môi trường bên ngoài (Ảnh minh họa)

Khi đi ngoài nắng về, cơ thể ra nhiều mồ hôi không nên tắm nước lạnh ngay mà phải ngồi nghỉ ngơi chừng 30 phút, để mồ hôi khô ráo, lỗ chân lông thu nhỏ lại, không giãn ra mới được đi tắm.

Mùa nắng nóng, hệ miễn dịch sẽ gặp nhiều thử thách, vì vậy cần cung cấp đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi, không uống nhiều nước lạnh, đặc biệt là những người có bệnh tim mạch và huyết áp.

Trời oi bức cũng đừng quên rèn luyện cơ thể, nên lựa chọn các phương pháp luyện tập trong nhà như yoga, chạy trên máy chạy bộ, tập các bài thể dục trong nhà hoặc tập lúc sáng sớm khi trời mát hay đợi buổi chiều khi trời tắt nắng, nhiệt độ ngoài trời giảm thì mới ra ngoài đi tập. Không tập luyện quá gắng sức, xen kẽ các bài tập là thời gian nghỉ ngơi thư giãn. 

Để giữ vững phong độ sức khỏe dưới nắng hè, tùy theo mỗi thể trạng có thể bổ sung thực phẩm chức năng chứa enzym nattokinase - nguyên liệu Nhật Bản được chứng minh tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, mỡ máu cao, hỗ trợ nuôi dưỡng mạch máu giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, việc lưu thông máu lên não tốt hơn.

PV (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer