Những lưu ý khi bấm lỗ tai cho bé gái cha mẹ cần đặc biệt chú ý

Với những bé gái, cha mẹ thường sẽ bấm lỗ tai cho bé để đeo khuyên tai làm đẹp sau này. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ không biết khi nào mới là thời điểm thích hợp để làm việc này và những lưu ý cần phải biết sau khi bấm lỗ tai cho bé.
31/03/2021 11:23

Đối với các bé gái, việc bấm lỗ tai để giúp các bé sau này có thể làm đẹp từ việc đeo các mẫu khuyên tai. Tuy nhiên, cần lưu ý về thời điểm bấm cho bé để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đối với trẻ sơ sinh, ở một số bệnh viện sản khoa trên thế giới, các nữ hộ sinh thường bấm lỗ tai cho bé 1-2 ngày tuổi. Lý do là các bé nhỏ ít la hét, ít vùng vẫy nên dễ xỏ và cũng dễ quên nỗi đau. 

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên nếu muốn bẩm lỗ tai cho bé sớm hãy chờ khi bé đã hơn 6 tháng tuổi. Vì nếu bấm vào thời điểm trước đó, bé dễ bị nhiễm trùng vì hệ miễn dịch còn non yếu, các vết thương, tác động gây tổn thương da sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.  

bam lo tai

Độ tuổi tốt nhất để bấm lỗ tai cho bé gái là khi bé được 10 tuổi. Nguyên nhân là càng lớn, trẻ càng có khả năng chịu đựng cơn đau và có đủ sức đề kháng để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

Sau khi bấm lỗ tai cho bé, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chăm sóc vết bấm cho bé nếu không sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Theo đó, các bác sĩ khuyên rằng trong 2 tuần đầu sau bấm lỗ tai cho bé, cha mẹ cần hạn chế động chạm vào vết bấm, kể cả khi tắm. Đồng thời, cha mẹ cũng không nên để bé gãi hoặc chạm vào vết thương. 

Để lỗ tai tồn tại vĩnh viễn, sau khi kiểm tra vết bấm đã khô, cha mẹ nên đeo khuyên vàng hoặc bạc cho bé liên tục trong vòng 6 tháng. 

Lưu ý, nếu thấy bé có các biểu hiện dưới đây, rất dễ bé đã bị nhiễm trùng. Cụ thể: bé bị sốt cao, người mệt lả, với trẻ sơ sinh là bỏ bú, quấy khóc, hai bên mang tai bị tấy đỏ, phần lỗ tai mới bấm bị chảy mủ. Lúc này, rất có thể nguy cơ bé bị vị viêm mô tế bào vùng quanh 2 bên lỗ tai và nhiễm trùng máu rất cao nếu không được cấp cứu nhanh chóng, sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để kiểm tra và nhận tư vấn điều trị của bác sĩ. 

nhiem trung tai

Bé gái bị nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai.

Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã từng tiếp nhận một bệnh nhi nữ 12 tuổi (ngụ Biên Hòa, Đồng Nai) trong tình trạng bị viêm sụn vành tai do nhiễm trùng khi bấm lỗ tai. Người thân của bệnh nhi cho biết sau khi bấm khuyên tai bên trái khoảng 1 tuần sau, cháu có biểu hiện sưng đau vành tai nên đã tự mua kháng sinh uống.

Sau 1 tuần tự điều trị tại nhà, vành tai của cháu có giảm đau nhưng sưng vẫn còn và kèm theo mủ. Lo lắng, gia đình đã đưa cháu tới bệnh viện khám. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán cháu bị áp xe tai ngoài trái, theo dõi viêm sụn vành tai trái. Các bác sĩ đã điều trị kháng sinh kết hợp giảm đau, sau đó rạch áp xe mặt trước vành tai, lấy ra nhiều dịch mủ xanh đục kèm máu.

Đặc biệt, ngành y tế cũng ghi nhận một trường hợp bệnh nhi 15 ngày tuổi tại Gò Công, Tiền Giang suýt mất mạnh vì bấm lỗ tai. Bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, bỏ bú, tai phải sưng đỏ lan ra cả gò má được chẩn đoán nhiễm trùng máu.

Do đó, cha mẹ cần hết sức thận trọng và lưu ý chăm sóc bé sau khi bấm lỗ tai để tránh những biến chứng tương tự xảy ra.

Cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Không cho bé ăn các thực phẩm dễ để lại sẹo như rau muống, trứng, thịt gà...Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng  giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục như:

- Cá hồi chứa nhiều acid béo omega-3 có tác dụng giảm sưng tấy, chống viêm và giảm đau tại vết thương rất tốt
- Lựu: cực kỳ giàu giàu vitamin A và C cùng nhiều chất chống oxy hóa khác. Ăn lựu mỗi ngày sẽ chống viêm nhiễm và đẩy nhanh quá trình tái tạo da, giúp gia nhanh lành chỉ sau thời gian ngắn.
- Cam: chứa rất nhiều vitamin C – Một dưỡng chất quan trọng, giúp tăng cường sản sinh các protein để đẩy nhanh quá trình phục hồi vùng da tổn thương hiệu quả.

Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo.

Huyền Thanh (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer