Những người tuyệt đối không nên ăn rươi tránh ngộ độc chết người

Rươi là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nếu ăn không đúng cách có thể gây ra ngộ độc nguy hiểm tính mạng.
14/11/2020 20:55

Theo Lương Y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình), con rươi chứa nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khỏe. Về giá trị dinh dưỡng trong 100g rươi có 81,9 g nước, 12, 4g protid, 4,4g lipid, cung cấp cho cơ thể 92 calo, không hề thua kém giá trị dinh dưỡng khi đem so với thịt bê non. Ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm…

Khi dùng rươi trong chế biến món ăn, nhất định chúng ta không thể thiếu vỏ quýt vì dược tính của món rươi phần nhiều đến từ vỏ quýt. Theo Đông y, vỏ quýt có vị cay, đắng, the, mùi thơm, tính ấm có tác dụng điều khí, hóa đờm, tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu... Sự có mặt của vỏ quýt trong các món rươi có tác dụng chữa đầy bụng, khó tiêu, làm tiêu đờm.

IMG_6278

Đồng thời món ăn còn có tác dụng phòng bệnh tích cực đối với những chứng bệnh trên.Ngoài vỏ quýt trần bì thì còn có củ niễng nữa ạ, củ này có tính hàn, chữa được nhiều bệnh trong đó có táo bón, kiết lị, nóng trong. Củ niễng mà kết hợp với dinh dưỡng của con rươi còn có khả năng phòng và chữa những bệnh liên quan đến tim mạch.

Tuy rươi rất tốt cho sức khỏe nhưng những đối tượng sao mà ăn món ăn từ rươi thì sẽ gắp nguy hiểm:

Người có cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng hoặc đã từng dị ứng với những món ăn giàu đạm cần thận trọng khi ăn rươi. Nếu muốn ăn, bạn nên thử từng chút một để xem phản ứng của cơ thể trước đã nhé.

Phụ nữ có thai: Vì những mối nguy hiểm đã phân tích ở trên nên phụ nữ có thai cũng nên thận trọng khi ăn rươi. Hơn nữa, đây là món giàu đạm nên đồng thời cũng gây khó tiêu, đầy bụng không có lợi cho tiêu hóa, vì vậy, bà bầu không nên ăn vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Trẻ em: Nếu muốn cho trẻ ăn rươi, cha mẹ cần thận trọng vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Nếu ăn nhiều rươi, trẻ có thể gặp nguy cơ về đường tiêu hóa và dị ứng, đồng thời nếu việc chế biến không đảm bảo có thể gây ngộ độc nguy hiểm cho trẻ.

1573605505-62927551541164441488406854683

Còn đối với những người khỏe mạnh, khi ăn rươi cũng phải lưu ý những vấn đề sau để không bị ngộ độc khi ăn:

Không ăn rươi đã chết: Khi chết rươi rất dễ bị phân hủy, sinh ra nhiều độc tố. Do đó ăn phải rươi chết sẽ bị ngộ độc, sình bụng, khó tiêu, tiêu chảy cấp, nặng nề hơn là nguy hiểm tới tính mạng.

Không bảo quản rươi lâu trong ngăn đá: Vì mùa rươi là chỉ rộ trong tháng 10 -11 (âm lịch) nên muốn trữ rươi lâu (nhất là các nhà hàng, quán ăn) thường bảo quản rươi trong tủ lạnh. Việc bảo quản lạnh quá lâu, không đúng quy trình, không hợp vệ sinh có thể khiến rươi bị nhiễm độc tố của vi khuẩn, hay gặp là độc tố tụ cầu gây tiêu chảy đấy ạ.

Rươi có độc không?

Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao là vậy nhưng khi thưởng thức các món ăn từ rươi, bạn phải lưu ý rằng, rươi dù sao cũng là một loài thuộc họ giun, sống ở môi trường bùn cát, đáy nước nên khó có thể kiểm soát được những mầm mống gây hại có trong rươi trước khi mang đi sơ chế.

Rươi dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống và hoàn toàn có thể trở thành vật trung gian truyền nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli... gây ra các bệnh về đường ruột nguy hiểm nếu không sơ chế cẩn thận và chế biến đúng cách.

Chính vì lẽ đó, người ta mới kết hợp rươi cùng vỏ quýt để làm ra món chả rươi nức tiếng mùa thu. Một phần trong vỏ quýt chứa 3.8% tinh dầu, 9% hectozan cùng các chất khác như carotene, vitamin B1, B2 nên rất tốt trong việc phòng và chữa những bệnh liên quan đến tiêu hóa. Một phần khác là để tăng thêm hương vị thơm ngon trong món chả rươi "danh bất hư truyền" của thu Hà Nội.

Cách lựa rươi tươi ngon, an toàn

- Chọn những con rươi còn tươi ngon, lớn, mập mạp, màu đỏ, còn sống.

- Chỉ lấy những con còn khỏe ở phía trên, vì những con phía dưới thường bị đè vỡ bụng, có mùi tanh.

- Rươi sắp chết nhỏ, gầy, thân có màu xanh, bò yếu hoặc lâu lâu mới ngọ nguậy.

47450912_2168207206576746_4980155132516761600_n-1543908613-356-width660height501

Cách chế biến rươi

- Khi rửa rươi chỉ cần thả vào chậu nước, dùng tay xóc nhẹ để rươi không bị vỡ bụng, rửa khoảng ba lần cho sạch bớt bùn, rác.

 - Rươi rửa sạch vớt ra để ráo nước, chuẩn bị “làm lông” để khi ăn không bị ngứa rát cổ. Đun nước rồi để nguội bớt, thả rươi vào, dùng đũa khuấy nhẹ. Khi thấy bùn, chân và lông rươi rụng, nổi lên thì vớt rươi ra và chế biến món ăn.

Phạm Huyền (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer