Những nguy cơ sức khỏe nào có thể xảy ra khi uống nhiều rượu?
Khi cơ thể hấp thụ nhiều rượu hơn mức có thể chuyển hóa, lượng dư thừa sẽ tích tụ trong máu. Rượu theo máu đi khắp cơ thể, dẫn đến những thay đổi về hóa học và các chức năng bình thường của cơ thể.
Vì thế đừng nói là uống lâu dài, ngay cả một lần uống rượu say cũng có thể dẫn đến suy giảm các chức năng cơ thể, tổn thương đáng kể, thậm chí tử vong. Về lâu dài, uống rượu quá mức dẫn đến mắc nhiều bệnh mạn tính và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Rượu đã được phát hiện là góp phần gây ít nhất 60 bệnh khác nhau. Dưới đây là 10 tác động phổ biến nhất của việc uống nhiều rượu.
Bệnh gan
90% rượu được chuyển hóa ở gan, đó là lý do tại sao gan đặc biệt có nguy cơ bị tổn thương do rượu. Tại gan, rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde. Đây là chất gây độc lên hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể. Tiếp theo, gan sẽ chuyển hóa acetaldehyde thành acetate nhờ enzyme ALDH và glutathione. Acetate là chất ít độc hơn và được các tế bào trong cơ thể phân hủy thành năng lượng và CO2.
Tuy nhiên, mỗi giờ gan chỉ có thể sản sinh ra một lượng enzyme nhất định.
Bởi vậy, khi lượng rượu vượt quá khả năng chuyển hóa của gan thì acetaldehyde sẽ ứ đọng trong cơ thể, gây các bệnh lý như rối loạn tâm thần - hành vi, thoái hóa hệ thần kinh, nhiễm độc, bệnh dạ dày, tim mạch. Đặc biệt acetaldehyde gây phá hủy tế bào gan, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gan mà điển hình là: gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và xơ gan do rượu.
Viêm tụy
Khoảng 70% các trường hợp viêm tụy là do lạm dụng rượu trong một thời gian dài. Đa số các bệnh nhân nhập viện điều trị viêm tụy cấp do rượu bia đều trong tình trạng tổn thương phổi, gan, thận ở mức độ nặng, trụy mạch, rối loạn đông máu... rất nguy hiểm đến tính mạng.
Tùy vào tình trạng, người bệnh có thể mắc bệnh viêm tụy cấp tính và viêm tụy mạn tính. Viêm tụy mạn tính là tình trạng viêm tụy kéo dài, là rối loạn tiến triển liên quan đến sự phá hủy tuyến tụy, thường xảy ra sau một đợt viêm tụy cấp tính.
Ung thư
Uống rượu gây ra các thay đổi hóa học và vật lý khác nhau trong cơ thể, khiến bệnh ung thư dễ phát triển hơn. Một phần do chất độc acetaldehyde mà rượu chuyển hóa khi vào cơ thể; phần khác là rượu làm hư hỏng ADN, protein và lipid trong cơ thể thông qua quá trình oxy hóa mạnh;
Rượu làm suy yếu khả năng phân hủy và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng của cơ thể liên quan đến tăng nguy cơ ung thư; Rượu làm tăng nồng độ estrogen trong máu, một loại hormon giới tính có liên quan đến nguy cơ ung thư vú. Uống rượu lâu dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư đầu cổ, ung thư hệ tiêu hóa, ung thư đường hô hấp, ung thư vú...
Bệnh đường tiêu hóa
Uống nhiều rượu có thể gây ra các vấn đề với hệ tiêu hóa, chẳng hạn như loét dạ dày, trào ngược axit, viêm dạ dày. Khi rượu đi qua đường tiêu hóa, nó cản trở quá trình tiết axit dạ dày, trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày và làm giảm chuyển động của ruột. Kết quả là đường tiêu hóa chịu thiệt hại đáng kể.
Tổn thương hệ tiêu hóa cũng có thể dẫn đến xuất huyết, trong đó nguy hiểm nhất là xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể dẫn tới tử vong.
Rối loạn chức năng hệ miễn dịch
Uống quá nhiều sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Rượu làm thay đổi tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Số lượng bạch cầu giảm do quá trình sản xuất tế bào bạch cầu của cơ thể bị ức chế. Mỗi lần uống nhiều rượu bia sẽ làm giảm khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng của cơ thể và sẽ có nhiều nguy cơ bị viêm phổi, mắc lao, và các bệnh khác.
Tổn thương não
Say rượu dẫn đến nhìn mờ, giảm trí nhớ, nói lắp, đi lại khó khăn và phản ứng của cơ thể chậm lại...
Tất cả đều do ảnh hưởng của rượu đối với não bộ. Nó làm thay đổi các thụ thể não và chất dẫn truyền thần kinh, can thiệp vào chức năng nhận thức, tâm trạng, cảm xúc và phản ứng của người uống ở nhiều cấp độ, góp phần vào các hành vi mạo hiểm hoặc bạo lực khi say rượu.
Rượu cũng làm rối loạn sự phối hợp vận động và thăng bằng, thường dẫn đến chấn thương do ngã. Uống rượu say thường gây ra tình trạng mất trí nhớ tạm thời. Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của não, dẫn đến chứng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng học tập và các chức năng tâm thần khác.
Suy dinh dưỡng và thiếu hụt vitamin
Uống rượu lâu dài dẫn đến các chất dinh dưỡng không được hấp thụ đầy đủ từ đường tiêu hóa vào máu, và chúng không được các tế bào của cơ thể sử dụng một cách hiệu quả. Ngoài ra, rượu làm gián đoạn quá trình sản xuất hồng cầu của tủy xương và gây chảy máu do loét dạ dày có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Loãng xương
Uống rượu nặng lâu dài, đặc biệt là ở tuổi thanh thiếu niên và thanh niên, có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của xương, tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương sau này. Rượu cản trở việc sản xuất canxi, cân bằng vitamin D và nồng độ cortisol, làm suy yếu cấu trúc xương. Những người uống rượu quá mức dễ bị gãy xương hơn những người không uống.
Bệnh tim và sức khỏe tim mạch
Uống quá nhiều rượu có liên quan đến nhiều biến chứng tim mạch (đau thắt ngực, tăng huyết áp, suy tim). Uống rượu nặng có thể khiến huyết áp tăng bằng cách kích hoạt giải phóng một số hormon gây co thắt mạch máu.
Huyết áp dao động và tăng hoạt hóa tiểu cầu là tình trạng thường gặp trong quá trình cơ thể phục hồi sau cơn say. Sự kết hợp chết người này làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Tai nạn và thương tích
Uống rượu ở bất kỳ mức độ nào đều có thể dẫn đến tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, té ngã, chết đuối, chấn thương, tự tử và chết người... Khả năng lái xe có thể bị suy giảm nếu chỉ uống một ly, và một người uống rượu nhiều có thể bị thương tích nghiêm trọng hơn khi gặp tai nạn.
Theo Soha/SKĐS
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm