Những thiết bị y tế bạn nên có trong nhà

Những thiết bị y tế gia đình như máy đo huyết áp, máy đo đường huyết,...có thể giúp bạn theo dõi cơ thể và nhận ra tình trạng bất bình thường để có hướng điều trị kịp thời.
07/01/2021 09:36

Bác sĩ Huynh Wynn Trần – Tổ chức y khoa VietMD cho biết trong gia đình mỗi người cần tự trang bị cho mình một số loại máy móc thiết bị y tế gia đình thậm chí những chiếc máy này có thể cứu mạng bạn.

Thứ nhất máy đo huyết áp

Các nghiên cứu cho thấy bệnh cao huyết áp chính là nguyên nhân gây đột quỵ, trụy tim hay suy thận mãn tính và các bệnh về mạch khác. Cao huyết áp cũng làm tăng tỷ lệ tử vong khi bệnh nhân có những bệnh mạn tính khác nhưng ung thư, cao mỡ, hay tiểu đường. Tuy nhiên, người dân lại chủ quan không có thói quen đo huyết áp tại nhà.

Các bác sĩ cho rằng tốt nhất là đo huyết áp tại nhà để theo dõi huyết áp của mình. Cách dùng - bạn chỉ cần ngồi im thả lỏng, trong vài phút, đo bên tay trái hoặc tay phải, nhớ ngồi cùng một tư thế và đo cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ cho kết quả chính xác hơn. Cách đọc, máy đo huyết áp sẽ có 3 chỉ số, 2 số đầu là huyết áp khi tim bóp lại và khi tim thả lỏng và số cuối cùng là nhịp tim. Ghi các chỉ số này vào sổ để theo dõi.

Huyết áp bình thường trong khoảng 120/80, HA cao khi đo trên 130/90, HA lên đến 180/100 tăng rủi ro vỡ mạch máu dẫn đến đột quỵ. HA thấp là dưới 90/60.

Nhịp tim bình thường là 60-100, nhịp tim trên 100 cộng thêm triệu chứng khó thở, tim đập thình thịch cần tới các cơ sở y tế kiểm tra.

Thứ hai máy đo đường huyết

Đây là chiếc máy không thể thiếu với những ai bị tiểu đường. Với người không bị tiểu đường, máy cũng rất quan trọng khi có thể chỉ ra lý do bạn bị mệt mỏi, té xỉu như bị tụt đường huyết hay tăng đường huyết.

BS Huynh Wynn khuyến cáo mọi người nên kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà, ít nhất là 1 lần/tuần. Tốt nhất là thử nghiệm trước khi ăn vào mỗi giờ nhất định.

 
nhung-loai-may-co-the-cuu-mang-can-co-trong-nha
Những loại máy có thể “cứu mạng” cần có trong nhà

Cách dùng, tùy vào mỗi máy mà có sự hướng dẫn khác nhau. Quan trong nhất là đọc theo chỉ dẫn trên máy, đút que thử vào máy và chờ đến khi có dấu hiệu bỏ giọt máu vào.

Cách đọc, cần biết khi đo là ăn hay đói vì kết quả đọc khác nhau. Chỉ số đường huyết bình thường là 70- 99 mg/dl khi đói. Khoảng 100-125 mg/dl là sắp tiểu đường và trên 126 là có thể tiểu đường. Lượng đường dưới 54 mg/dl là nguy hiểm có thể gây mệt mỏi và ngất xỉu.

Chỉ số đường huyết sau khi ăn thường dưới 140 mg/dl. Nếu trong khoảng 140-199mg/dl sau khi ăn là tiền tiểu đường và trên 200mg/dl sau khi ăn 2 giờ là có thể tiểu đường.

Thứ ba máy đo thân nhiệt

Đây là dụng cụ cần thiết cho mọi người, nhất là những lúc thấy người nóng sốt. Hiện nay có máy dùng tia hồng ngoại để đo nhiệt độ chính xác.

Cách dùng, bấm nút dò và nhắm vào trán cho đến khi nghe tiếng bíp và hiện ra nhiệt độ đo

Cách đọc, nhiệt độ bình thường là 97-99 độ F (36.1-37.2 độ C). Trên 100.4 độ F là sốt. Khi đo nhiệt độ, nhớ ghi vị trí đó như nhiệt độ trên trán là 99 độ.

Thứ tư máy cung cấp oxygen

Đây là chiếc máy cần thiết cho những ai bệnh phổi mãn tính hay viêm phổi cấp tính cần oxygen. Các nghiên cứu chỉ ra dùng oxygen sớm và kịp thời sẽ làm giảm tổn thương lên tim phổi do giảm áp lực làm việc lên 2 cơ quan này và khả năng hồi phục bệnh sẽ tốt hơn. Máy này thường chạy bằng điện, có thể có pin dự phòng trong vài giờ nếu mang lên máy bay.

Cách dùng, gắn điện, bật công tác và gắn ống thở vào đầu ra. Khi dùng nasal cannula thì phải đeo chắc vào đầu, có hai đầu ra oxygen chĩa thẳng vào sâu trong mũi để khi ngủ không bị lệch ra ngoài.

Sau khi bật máy lên thì dùng tay chỉnh lượng oxygen thở qua máy cho đến khi thấy đỡ hơn và máy đo oxygen trên ngón tay chỉ ra oxygen trên 90%. Nếu đã dùng oxygen mà vẫn không thấy đỡ hơn và chỉ số oxygen vẫn không cải thiện thì phải gọi bác sĩ ngay.

Theo Infonet

comment Bình luận

largeer