Ninh Bình ghi nhận 3 ổ dịch sốt xuất huyết với 21 trường hợp mắc bệnh

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Ninh Bình, tính đến ngày 4/7, dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện tại 7/8 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình. Trong đó, có 2 ổ dịch tại huyện Yên Mô và 1 ổ dịch tại huyện Hoa Lư với 3 trường hợp mắc bệnh, còn lại 18 trường hợp khác có tiền sử dịch tễ đi về từ các tỉnh phía Nam, như thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang...
05/07/2022 06:54

Hiện các ca bệnh đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và không có ca bệnh nặng phải chuyển tuyến. 

Ngành Y tế tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các Trung tâm y tế tuyến huyện, nơi được xác định có ổ dịch tiến hành xử lý môi trường, phun hóa chất và tiếp tục theo dõi véc tơ truyền bệnh, các trường hợp bệnh nhân nghi ngờ.

Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động triển khai quyết liệt chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chủ động phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy đảm bảo tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát, xử lý các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy theo hướng dẫn của ngành y tế.

Ngành Y tế tỉnh Ninh Bình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố chủ động tổ chức đánh giá tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đề ra giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, xử lý triệt để các ổ dịch không để dịch bùng phát trên địa bàn.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, tập trung vào những nơi có ổ dịch cũ, có nguy cơ bùng phát dịch. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát, điều trị sốt xuất huyết theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tăng cường việc theo dõi người bệnh sốt xuất huyết đang nằm điều trị nội trú trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời hoặc chuyển tuyến các ca bệnh sốt xuất huyết có diễn biến nặng. Củng cố và duy trì hoạt động của “nhóm điều trị bệnh sốt xuất huyết” và “đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết” tại các đơn vị khám, chữa bệnh để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.

Theo Lao động

comment Bình luận

largeer