Oxford tiêm nhầm liều vaccine cho tình nguyện viên
Sau khi phát hiện sai sót, hãng đã không đưa ra thông báo chính thức mà chỉ giải thích với các tình nguyện viên thông qua một bức thư, gửi đi ngày 8/6/2020, do giáo sư Andrew J. Pollard của Oxford ký. Vụ việc được Reuters điều tra gần đây.
Người tham gia thử nghiệm chỉ được tiêm khoảng một nửa liều vì các chuyên gia của Oxford đo lường sai. Tuy nhiên trong thư, các nhà khoa học không thừa nhận bất cứ lỗi lầm nào. Họ cũng không cho biết đã báo cáo sự việc với cơ quan quản lý y tế Anh, sau đó cơ quan này khuyến cáo Oxford tiêm đủ liều cho một nhóm tình nguyện viên khác để đối chứng.
Nhiều người kỳ vọng vào vaccine do Anh phát triển. Các liều vaccine đang được chuyển tới khắp cả nước như một công cụ chống dịch với giá cả phải chăng. Vaccine Oxford sau đó được giám sát kỹ lưỡng do sự cố trong thử nghiệm lâm sàng cũng như dữ liệu ít ỏi về hiệu quả của nó với người cao tuổi.
Các lọ vaccine Covid-19 của Oxford/AstraZeneca tại Anh, ngày 30/1. Ảnh: Reuters
Reuters đã chia sẻ bức thư mà họ có được từ trường đại học với ba chuyên gia về đạo đức y tế. Các nhà khoa học nhận định điều này cho thấy nhóm Oxford có thể đã không minh bạch thông tin với tình nguyện viên. Thông thường, người tham gia thử nghiệm cần được báo đầy đủ về bất cứ thay đổi nào.
Arthur L. Caplan, người sáng lập Khoa Đạo đức Y tế tại Đại học New York, cho biết: "Họ không rõ ràng về những gì đang diễn ra, những gì họ biết, cơ sở lý luận để thực hiện nghiên cứu sâu hơn. Tất cả bị chôn vùi trong cơn bão thông tin dày đặc".
Steve Pritchard, phát ngôn viên của Oxford, cho biết: "Đúng là sự cố tiêm nửa liều vaccine là nằm ngoài kế hoạch. Song chúng tôi đã biết trước sự khác biệt trong các phép đo liều lượng, đồng thời thảo luận điều này với cơ quan quản lý trước khi sửa đổi. Chúng tôi không mắc lỗi khi dùng vaccine".
Ông khẳng định sự cố không khiến cho kết quả về vaccine mâu thuẫn với dữ liệu mà đối tác AstraZeneca đưa ra hồi năm ngoái. Cơ quan Nghiên cứu Y tế Anh cho biết việc điều chỉnh liều lượng vaccine đã được uỷ ban đạo đức chấp thuận, chỉ có tình nguyện viên là sau này mới biết thông tin.
ChAdOx, vaccine Covid-19 của AstraZeneca/Oxford được điều chế dựa trên công nghệ vector virus, sử dụng virus cảm cúm vô hại từ tinh tinh. Virus chứa các gene từ nCoV. Khi tiêm vào tế bào người, chúng tạo ra protein giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và phản ứng với mầm bệnh sau này.
Hôm 23/11/2020, hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford thông báo vaccine ChAdOx có hiệu quả đến 90% tùy thuộc vào từng liều lượng. Đây là "ứng viên" thứ ba cho thấy kết quả khả quan trong thử nghiệm giai đoạn 3 quy mô lớn. Dù không đạt mức độ hiệu quả như sản phẩm của hai đối thủ là Moderna và Pfizer, vaccine Oxford có giá thấp, dễ vận chuyển và bảo quản hơn.
Mức bảo vệ của vaccine dao động 62-90%, tùy thuộc vào liều tiêm. Có hai liệu trình vaccine khác nhau trong thử nghiệm. Ở phác đồ một, tình nguyện viên nhận một nửa liều, sau đó ít nhất một tháng được tiêm liều đầy đủ, đạt hiệu quả 90%. Phác đồ thứ hai tiêm hai liều đầy đủ cách nhau một tháng, đạt hiệu quả 62%. Hiệu quả trung bình của hai phác đồ là 70%.
Thử nghiệm có sử dụng nhóm đối chứng và giả dược là vaccine viêm màng não. Điều này nằm đảm bảo các tình nguyện viên không tiêm ChAdOx vẫn có các phản ứng phụ thường gặp như sốt nhẹ, đau cơ, nhức bắp tay. AstraZeneca đưa ra phân tích ban đầu sau khi 131 tình nguyện viên nhiễm nCoV. Theo công ty, không ai trong số họ phát triển triệu chứng bất thường hay cần nhập viện.
Ngày 1/2, Việt Nam đã chính thức phê duyệt vaccine AstraZeneca/Oxford. Hợp đồng cung cấp 30 triệu liều vaccine Covid-19 được AstraZeneca ký với Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC). Dự kiến vaccine sẽ được đưa về Việt Nam trong nửa đầu năm 2021. Ông Ngô Chí Dũng, Tổng giám đốc VNVC cho biết hiện chưa xác định được giá bán vaccine này, các chi phí đang được tính toán với mức giá "rất hợp lý" phù hợp nhu cầu người dân. Việc phân phối vaccine này cũng phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng của Bộ Y tế.
Theo VnExpress
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm