Pfizer, Moderna sẽ kiếm thêm hàng tỷ USD nhờ nhu cầu tiêm mũi thứ ba
Theo Reuters, trong nhiều tháng qua, Pfizer/BioNTech và Moderna nhiều lần khẳng định những người đã tiêm hai mũi vaccine COVID-19 cần tiêm thêm mũi thứ ba, để chống lại các biến chủng mới.
Các lãnh đạo Pfizer cho biết người đã tiêm đủ hai mũi sẽ cần tiêm thêm mũi thứ ba sau 6-8 tháng bởi các bằng chứng cho thấy tỷ lệ kháng thể trong cơ thể sẽ giảm sau 6 tháng.
Hiện, một loạt quốc gia như Chile, Đức và Israel đã quyết định tiêm thêm mũi thứ ba cho người già, hoặc người có hệ miễn dịch yếu, để đối phó với biến chủng Delta đang lây lan nhanh.
Ngày 12/8, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng thông qua việc tiêm mũi ba vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna cho những người có hệ miễn dịch yếu.

Vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna. Các hãng mới tăng giá bán vaccine ở châu Âu
Pfizer/BioNTech và Moderna đã bán và ký hợp đồng bán hơn 60 tỷ USD vaccine trong năm nay và năm 2022. Trong đó, các hợp đồng cung cấp mũi thứ ba cho nhiều quốc gia phát triển có giá trị lên đến hàng tỷ USD.
Các nhà phân tích dự báo Pfizer/BioNTech và Moderna sẽ kiếm được lần lượt hơn 6,6 tỷ USD và 7,6 tỷ USD vào năm 2023 nhờ cung cấp liều vaccine thứ ba. Doanh số sau đó sẽ dao động ở mức 5-6 tỷ USD.
Theo nhà phân tích Dave Ross của hãng CSL, thị trường tiêm nhắc vaccine COVID-19 sẽ đạt quy mô tương đương thị trường vaccine cúm, khoảng 600 triệu liều/năm. Hiện 4 hãng cạnh tranh tại Mỹ, thị trường béo bở nhất và chiếm 50% doanh thu toàn cầu.
Giá mỗi liều vaccine cúm ở Mỹ vào khoảng 18-25 USD. Các nhà cung cấp tăng giá 4-5% trong năm nay.
Pfizer/BioNTech và Moderna có thể sẽ tăng giá mũi thứ ba cho tới khi đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn. Ban đầu, Pfizer bán vaccine COVID-19 với giá 19,5 USD/liều tại Mỹ và 19,5 euro/liều ở châu Âu. Tuy nhiên, tập đoàn này đã tăng giá lần lượt 24% và 25% trong các thỏa thuận cung cấp mới.
AstraZeneca và J&J đang nghiên cứu khả năng tiêm nhắc loại vaccine của hai hãng này. Sản phẩm của Novavax, Curevac và Sanofi cũng có thể được sử dụng để tiêm nhắc dù chúng chưa được phê duyệt sử dụng.
“Rất nhiều hãng chưa đưa sản phẩm ra thị trường. Trong vòng một năm, các hãng dược sẽ phải triển khai chiến lược tiêm nhắc”, nhà phân tích Damien Conover của hãng Morningstar nhận định.
Ông Bijan Salehizadeh, giám đốc hãng đầu tư y tế Navimed Capital, cho rằng chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục mua vaccine COVID-19 để đảm bảo duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao. “Mỹ sẽ tiếp tục mua vaccine cho đến khi virus biến mất hoặc biến chủng thành loại ít nguy hiểm hơn”, ông dự báo.
(Theo Zing)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm