Phát hiện virus bí ẩn tái tổ hợp từ SARS-CoV-2
Phải có hệ thống giải trình tự gen phát triển như ở Anh mới đủ trình độ phát hiện virus tái tổ hợp - Ảnh: AP
Virus tái tổ hợp bắt nguồn từ đâu?
Theo báo Le Parisien, Mỹ đã lên tiếng cảnh báo đầu tiên về virus tái tổ hợp. Tại một cuộc hội thảo đầu tháng 2-2021, TS virus học Bette Korber ở Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos thông báo đã phát hiện tại Los Angeles một virus lai sinh ra từ biến thể ở Anh (B.1.1.7) và biến thể ở California (B.1.429). Phát hiện này chưa được công bố trên tạp chí khoa học nào.
Đến ngày 17-3, chuyên trang khoa học Virological đăng nghiên cứu của các nhà khoa học Anh với tựa đề "Bộ gen SARS-CoV-2 tái tổ hợp liên quan đến dòng B.1.1.7 ở Anh".
Các nhà nghiên cứu thông báo đã phát hiện một dạng virus mang một số đoạn gen đột biến của dòng B.1.1.7 và một số đoạn gen đột biến của dòng khác.
Tổng cộng có 15 tái tổ hợp do hai biến thể thuộc các dòng riêng của SARS-CoV-2 giao thoa nhau.
TS virus học Bette Korber - Ảnh: LANL
Virus tái tổ hợp khác biến thể ra sao?
GS virus học Vincent Maréchal ở Đại học Sorbonne (Pháp) giải thích virus tái tổ hợp hoặc virus biến thể cũng đều là biến thể. Chúng sinh ra từ hiện tượng đột biến nhằm mục đích giống nhau là biến đổi để tồn tại.
Điểm khác nhau ở chỗ biến thể kiểu cổ điển như biến thể B.1.1.7 ở Anh là đột biến hình thành bên trong bộ gen virus (bản sao bị lỗi), còn virus tái tổ hợp gần giống với virus sinh sản hữu tính.
Ví dụ hai chủng virus "cha mẹ" A và B giao nhau, enzyme phụ trách sao chép đã sao chép một chuỗi ARN của virus A và một chuỗi ARN của virus B để sản sinh ra virus C. Virus C đó chính là virus tái tổ hợp.
Điều kiện để sản sinh virus C là hai chủng virus A và B phải cùng nhiễm một tế bào trong cùng một người vào đúng thời điểm virus sao chép.
Virus tái tổ hợp xuất hiện có bất ngờ không?
Thủ tướng Anh Boris Johnson thăm trung tâm tiêm vắc xin COVID-19 ở Enniskillen hôm 12-3. Anh là nơi biến thể lây lan mạnh nên dễ xuất hiện virus tái tổ hợp - Ảnh: AFP
Virus corona có khả năng tạo ra nhiều tái tổ hợp hơn so với các virus khác. Do đó, virus tái tổ hợp sản sinh từ SARS-CoV-2 là điều hoàn toàn có thể dự đoán.
GS tiến hóa phân tử Andrew Rambaut ở Đại học Edinburgh (Anh) giải thích: "Tái tổ hợp là đặc điểm thường xuyên xảy ra trong quá trình tiến hóa phân tử của virus corona".
Thậm chí virus tái tổ hợp còn bị nghi ngờ là tổ tiên của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 như GS Vincent Maréchal ghi nhận.
Tại sao bây giờ virus tái tổ hợp mới xuất hiện?
Cần hội đủ một số điều kiện để thúc đẩy virus tái tổ hợp xuất đầu lộ diện.
Một, hai chủng virus khác nhau phải cùng lưu thông chung một nơi. Hai, hai chủng này phải lây truyền ở mức độ đủ lớn như biến thể B.1.1.7 đã hoạt động mạnh ở Anh.
GS Vincent Maréchal nhận xét: "Giai đoạn vào lúc biến thể ở Anh lây lan mạnh thay thế các chủng virus cổ điển là tình huống dịch tễ học rất thuận lợi cho kiểu tái tổ hợp này xuất hiện".
Ba, hệ thống giải trình tự gen phải đạt trình độ phát triển (như ở Anh) mới phát hiện được virus tái tổ hợp vì phải giải trình tự gen đủ các chủng mới phát hiện ra chúng.
Tái tổ hợp là hệ quả xảy ra do virus phát tán mạnh như GS Vincent Maréchal tóm tắt: "Virus càng lây lan rộng, biến thể càng xuất hiện nhiều. Càng ít kiểm soát chúng lây lan, chúng ta càng có nhiều cơ hội gặp virus tái tổ hợp".
Có nên lo lắng virus tái tổ hợp?
Tương tự các biến thể, virus tái tổ hợp vẫn còn là điều bí ẩn vì giới khoa học chưa rõ chúng gây hậu quả đến đâu.
Các tác giả nghiên cứu ở Anh trấn an virus tái tổ hợp "sẽ không gây hậu quả ngay tức thì đến diễn biến dịch bệnh" vì chúng còn hiếm ở Anh do thiếu yếu tố lây lan nhanh.
Tuy nhiên, GS Vincent Maréchal lưu ý "đây không phải là tin tốt lành" vì sẽ chí nguy nếu một virus tái tổ hợp ra đời theo kiểu "hai xôi nhồi một chõ" gồm một biến thể lây nhiễm mạnh và một biến thể có khả năng kháng cự hệ miễn dịch.
Một yếu tố khác cần lưu ý là khả năng virus tái tổ hợp vượt hàng rào các loài. Các nhà nghiên cứu ở Viện Pasteur Pháp gần đây đã chứng minh các biến thể ở Anh, Nam Phi và Brazil có thể lây cho chuột thí nghiệm trong khi SARS-CoV-2 chưa đạt tới trình độ này.
Theo Tuổi trẻ
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm