Phụ huynh mạnh mẽ "tẩy chay" kênh Thơ Nguyễn vì quá nhảm nhí không có tính giáo dục

Họ cho rằng cho rằng Thơ Nguyễn nên ý thức ngay từ đầu, để không thực hiện nội dung phản cảm, nhảm nhí cho trẻ em sẽ ảnh hưởng đến nhận thức.
11/03/2021 15:33

Kênh Thơ Nguyễn xem nhiều không tốt

Trên kênh Tiktok của mình YouTuber nổi tiếng Thơ Nguyễn đã đăng một đoạn clip dài gần 1 phút về việc xin vía học giỏi cho các em học sinh. Đoạn clip được đăng trên nền tảng TikTok từ ngày 27/2 và tính đến chiều 10/3, đã thu về 5 triệu lượt xem.

Điều đáng nói là trong đoạn clip này Thơ Nguyễn tay ôm 1 con búp bê giống Kumathong với tên gọi Cư Ma Mập, tự xưng "mẹ" và gọi búp bê là "con".

Ngay sau khi clip được đăng tải, cộng đồng mạng đã phản ánh dữ dội và nhất là các bậc phụ huynh có con em thường theo dõi kênh Thơ Nguyễn.

16.png_371615371284

Hình ảnh cắt ra từ clip Thơ Nguyễn trên Tik Tok

Ông Trần Chí Hiếu (Hiếu Orion) người sáng lập NAH JSC (trực thuộc Orion Media Company) chia sẻ quan điểm về vấn đề này: 

Trong quan điểm giáo dục con cái, ông Hiếu cho rằng "trẻ em cứ nghịch ngợm cho đúng tuổi thơ, nhưng tuyệt đối cấm 2 thứ là không xem, kênh Thơ Nguyễn và không chơi điện tử. Hai thứ này nó không quá xấu, nhưng không có tốt".

"Kênh Thơ Nguyễn thì cũng có tính giải trí, nhưng nó như chai nước ngọt coca, uống nhiều sẽ không tốt. Bên cạnh đó Thơ Nguyễn có mấy thứ nguy hiểm, bởi đây không phải người sáng tạo, nên khi bị sức ép của sự nổi tiếng lẫn áp lực kiếm view kiếm tiền sẽ nghĩ thêm đủ trò, trong đó có những trò độc hại".

"Thơ Nguyễn bản chất là người không có kiến thức và quan hệ xã hội, nên những thứ đó chỉ mang tính giải trí, không nên làm "chuẩn" cho trẻ con khắp nơi. Một vùng nào đó thì hợp", ông Hiếu nhận định.

Đồng quan điểm như vậy, rất nhiều phụ huynh đều có quan điểm kênh Thơ Nguyễn không có tính giáo dục nào. Ít thì còn có thể chấp nhận, nhiều quá dẫn đến phản cảm.

Trên các diễn đàn, phụ huynh đồng loạt bày tỏ sự giận dữ và khó xử lý, khi con họ hâm mộ Thơ Nguyễn. Thậm chí có nhiều ý kiến rủ nhau báo cáo (report) kênh và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc. Bên cạnh đó, nhiều quan điểm cho rằng dù có xử phạt, thì trẻ em cũng đã xem rồi. Vấn đề là cần quản lý chặt chẽ, để không có nhiều kênh như Thơ Nguyễn làm lệch lạc suy nghĩ của trẻ em.

"Việc xử phạt còn quá nhẹ, không có tác dụng giáo dục và phòng ngừa"

Vấn đề chế tài xử phạt những clip có nội dung nhảm nhí trên mạng xã hội, Luật sư Diệp Năng Bình, Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật chia sẻ với Sức Khỏe Cộng Đồng cho hay:

Hiện tượng “Búp bê Kuman Thong” là một hình thức mê tín dị đoan, không phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và vi phạm những quy định của pháp luật Việt Nam; làm nảy sinh tâm lý hoang mang, ỷ lại, trông chờ vào vận may, bùa phép ở những người tin theo. Nếu việc sản xuất, buôn bán, đưa lên không gian mạng và hiện tượng này không được ngăn chặn kịp thời, để trở nên phổ biến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin, đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân đặc biệt là trẻ em.

02d709f3a7b34eed17a2

Kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2020, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin được thực hiện theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử với một số trường hợp cụ thể:

Căn cứ khoản 2 Điều 99 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung vi phạm quy định của pháp luật;

- Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Cá nhân vi phạm thì chỉ áp dụng 1/2 mức tiền phạt nêu trên. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật.

"Sự tác động nguy hiểm này đến các cháu nhỏ là rất lớn. Tuy nhiên có thể thấy hiện nay việc xử phạt đối với hành vi này còn quá nhẹ, không có tác dụng giáo dục và phòng ngừa", luật sư Bình nhấn mạnh.

Phạm Huyền 

comment Bình luận

largeer