Phụ nữ mang thai có thể tiêm vaccine COVID-19?
Mặc dù các mũi tiêm vẫn chưa được thử nghiệm ở phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú nhưng theo trang Live Science, các chuyên gia cho rằng có rất ít lý do để tin rằng các loại vaccine hiện có sẽ gây hại cho những người đang mang thai hoặc cho con bú hay vaccine có thể cản trở sự phát triển thai nhi hoặc trẻ bú sữa mẹ.
Theo một báo cáo năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiều loại vaccine được tiêm trong thai kỳ không trải qua các thử nghiệm lâm sàng chính thức ở người mang thai trước khi được khuyến cáo sử dụng. Thay vào đó, dữ liệu về an toàn và hiệu quả thường được thu thập thông qua các phương tiện khác, chẳng hạn như các nghiên cứu quan sát và nghiên cứu ở động vật. Những nghiên cứu này được sử dụng để cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích của mỗi lần tiêm.
Tiến sĩ Denise Jamieson, chủ nhiệm Khoa Phụ sản tại Trường Y, Đại học Emory ở Georgia, Mỹ thì khẳng định nguy cơ nhiễm COVID-19 khi đang mang thai cao hơn nguy cơ tiềm ẩn của vaccine.
Nghiên cứu cho thấy mang thai có thể làm khiến nguy cơ nhiễm COVID-19 tăng cao, theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG). Tiến sĩ Denise Jamieson đưa lời khuyên, mọi người nên nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc tiêm phòng trong thời kỳ mang thai và cuối cùng quyết định xem có nên tiêm sớm hay chờ thêm thông tin. Đối với những người có nguy cơ phơi nhiễm cao, chẳng hạn như nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19, Tiến sĩ Jamieson cho rằng nên chủng ngừa sớm.
Cân nhắc lợi và hại
Theo Tiến sĩ Jamieson, nhìn chung, phần lớn việc tiêm chủng đều an toàn trong thai kỳ. Ví dụ, vaccine cúm bất hoạt đã được khuyên dùng cho người mang thai từ những năm 1960 và vaccine Tdap, chống lại bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà, được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ vì nó thiết lập khả năng miễn dịch cho thai nhi.
Có một số loại vaccine không an toàn để sử dụng trong thai kỳ như vaccine đậu mùa và vaccine MMR, có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella. Những loại vaccine này chứa virus sống nhưng đã bị suy yếu, vì vậy nếu vaccine đi qua nhau thai, có một số nguy cơ virus sống sẽ lây nhiễm sang thai nhi. Tuy nhiên, vaccine COVID-19 không chứa bất kỳ loại virus nào.
PGS.TS Stephanie Gaw, Đại học California, Mỹ cho biết: “Rủi ro lớn là không có dữ liệu, mặc dù về mặt khoa học, chúng tôi nghĩ rằng rất khó có thể có bất kỳ tác hại nào bởi vì 2 loại vaccine được phát triển bởi Pfizer/BioNTech và Moderna không chứa virus Corona mà thay vào đó, chứa một phân tử gọi là mRNA không thể gây nhiễm trùng và có thể phân hủy nhanh chóng trong cơ thể”.
Các nghiên cứu trên động vật do Moderna thực hiện cũng cho thấy rằng vaccine COVID-19 an toàn trước và trong khi mang thai, ít nhất là trên chuột. Dữ liệu được đệ trình lên FDA cho thấy việc tiêm vaccine cho chuột trước khi giao phối hoặc trong thời kỳ mang thai không làm thay đổi hệ thống sinh sản của chúng, không ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi hoặc bào thai hay làm gián đoạn sự phát triển của chuột con sau khi sinh.

PGS.TS Stephanie Gaw cho biết, đối với con người, vaccine có nguy cơ tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như đau nhức khi bị nhiễm trùng, sưng tấy hoặc sốt. Một triệu chứng cần chú ý khi mang thai là bị sốt sau khi tiêm phòng, vì sốt cao có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
“Nói chung, nếu một người bị dị ứng với một trong các thành phần của vaccine thì họ không nên tiêm vaccine đó”, bà Jamieson nói.
Mặc dù các nhà khoa học cho rằng vaccine COVID-19 an toàn trong thời kỳ mang thai nhưng điều này vẫn cần được xác nhận. The New York Times đưa tin, các nhà khoa học dự kiến sẽ tiến hành một số thử nghiệm lâm sàng với người mang thai vào tháng Giêng nhưng sẽ mất nhiều tháng để thu thập được kết quả của các thử nghiệm này.
Theo Báo Quảng Ngãi

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm