Phú Thọ: Cảnh báo nhiễm sán não do thói quen ăn đồ sống tại huyện Tân Sơn

Thời gian gần đây, Khoa Nội - Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã phát hiện và điều trị 2 bệnh nhân sán não do ăn đồ sống, đồ ăn nấu nướng chưa chín kỹ.
19/03/2025 17:51

Bệnh nhân đến khám với biểu hiện đau đầu, co giật cơ vùng mặt, méo miệng. Các bệnh nhân có thói quen thích ăn đồ sống như tiết canh, gỏi cá, tôm.

z6422158639503_432ca622814d827414975f1260fbadce

(Ảnh minh hoạ: VTV)

Theo các bác sĩ, bệnh sán não có thể nhầm lẫn với các bệnh lý não khác như đột quỵ, u não... Bệnh sán não xảy ra khi kén sán có ở não từ một đến nhiều ổ. Mức độ tổn thương nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng kén sán có trong não. Biểu hiện thường gặp là bệnh nhân bị nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, cơn co giật (động kinh), liệt nửa người hoặc tê bì rối loạn cảm giác, khó ngủ hoặc mất ngủ, mờ mắt, tăng áp lực sọ não, suy nhược thần kinh, rối loạn tâm thần, bệnh nhân có thể bị đột tử.

Ngoài ra, ấu trùng sán còn gây bệnh ở nhiều cơ quan khác. Ở mắt, nang ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thủy tinh thể, tiền phòng, làm giảm thị lực hoặc bị mù tùy theo vị trí của ấu trùng trong mắt

Sán não là bệnh rất nguy hiểm, nhưng có thể phòng tránh được bệnh này. Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn tiết canh lợn, lòng lợn, gỏi, thịt lợn tái... không ăn thịt lợn gạo, không ăn sống hoặc tái các loại rau trồng dưới nước như rau ngổ, rau muống, rau cần... mà phải nấu chín kỹ mới ăn; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; vệ sinh môi trường sạch sẽ; không đại tiện bừa bãi; không nuôi lợn thả rông... dùng thuốc tẩy sán dây lợn khi đã bị nhiễm sán. Khi có dấu hiệu đau đầu hoa mắt, chóng mặt thường xuyên. Nên đến cơ sở y tế được khám và phát hiện điều trị bệnh kịp thời.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer