Quan niệm sai lầm về lấy cao răng

Lấy cao răng là một phẫu thuật nha khoa loại bỏ vôi răng, mảng bám, vết ố bám trên bề mặt răng và nướu, để khôi phục lại hàm răng sạch sẽ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan niệm sai lầm về phương thức làm sạch răng này.
18/07/2022 15:26

Lấy cao răng sẽ làm hư men răng và răng yếu đi

Đây là quan niệm sai lầm phổ biến nhất. Có lẽ mọi người đang nhầm lẫn với việc mài răng bằng tay khoan. Việc lấy cao răng là được nha sĩ dùng máy rung siêu âm với tần số phù hợp được cài đặt sẵn, đầu tác dụng của dụng cụ sẽ rung và đánh vào miếng vôi răng. Làm nó bị bong tróc, rớt ra khỏi bề mặt chân răng hoặc thân răng.

Dụng cụ này không có tác dụng lên men răng hay nói cách khác là đầu cạo vôi không đủ sức để phá hủy men răng. Do đó, men răng của bạn hoàn toàn không bị phá hủy thậm chí là trầy xước bởi dụng cụ lấy vôi siêu âm khi cạo vôi.

Do đó, thao tác làm sạch này nhìn chung không gây quá đau, trong suốt quá trình và sau đó.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lây cao răng sẽ làm răng bị hở kẽ răng hoặc thưa răng

Nguyên nhân khiến một số người cảm thấy khoảng trống giữa các răng trở nên lớn hơn sau khi lấy cao răng thực chất là do vôi răng tích tụ lâu ngày khiến nướu bị tụt lại, khe hở giữa các răng lớn hơn, khe hở giữa các răng bị vôi răng bao phủ từ từ.

Sau khi răng được làm sạch và lấy sạch vôi răng, kẽ hở nguyên thủy giữa các răng sẽ bị lộ ra ngoài, điều này tạo cảm giác sai lệch cho bệnh nhân, nghĩ rằng khe hở giữa các răng bị mở rộng ra do làm sạch. 

Trên thực tế, những người có thói quen làm sạch răng thường xuyên và có hàm răng nha chu tương đối khỏe mạnh thường không gặp phải tình trạng mở rộng khoảng trống giữa các răng.

Lấy cao răng sẽ đau nướu và gây chảy máu

Khi có sự xuất hiện của cao răng, đặc biệt là cao răng dưới nướu, nướu sẽ bị viêm với các triệu chứng là sưng, đỏ, đau, dễ chảy máu mỗi khi chải răng.

Nướu dễ chảy máu khi đụng chạm nhẹ, là biểu hiện của nướu không khoẻ mạnh. Nướu khoẻ thường có màu hồng nhạt và cứng, không đau và chảy máu khi động vào.

Như vậy việc lấy cao răng cũng giống như chải răng, sẽ làm nướu bạn chảy máu ở thời điểm đụng chạm vào nướu. Nhưng sau đó thì máu sẽ không còn chảy nữa khi quá trình lấy cao kết thúc. 

Hơn nữa, lấy cao răng sạch sẽ thực sự giúp bạn hết viêm nướu. Nướu hết viêm và khoẻ mạnh sẽ hết biểu hiện chảy máu nướu khi chải răng. Điều này cũng cần thời gian vài ngày cho đến vài tuần, tuỳ thuộc nhiều vào vệ sinh răng miệng của bệnh nhân có cải thiện hơn không.

Khi lấy cao răng, bác sĩ ngoài việc làm sạch cao răng trên nướu, vết dính và bắt buộc phải lấy hết đi cao răng dưới nướu vì cao răng dưới nướu rất nguy hiểm nên bác sĩ sẽ cố gắng len sâu vào nướu để loại bỏ những mảng cao răng này.

Do đó, khi lấy cao răng bạn sẽ cảm thấy đau ở vài chỗ nhưng bác sĩ sẽ cố gắng làm nhẹ nhàng hết sức để giảm sự khó chịu cho bạn. Thuốc tê cũng sẽ được dùng khi cần thiết để bạn dễ chịu hơn.

Lây cao răng làm răng lỏng lẻo hơn và lung lay

Răng lung lay là một trong những triệu chứng của bệnh viêm nha chu, nguyên nhân chủ yếu là do tụt nướu. Vôi bám vào răng một cách cơ học, tạo ra ảo giác rằng răng chắc khỏe và một khi vôi được rửa sạch, răng sẽ tự nhiên có cảm giác lung lay.

Lấy cao răng cũng là tẩy trắng răng

Sau khi cạo cao răng cùng vết dính, bác sĩ sẽ đánh bóng lại răng bằng bột chứa Fluor. Chúng vừa có tác dụng làm sạch vết dính, ngăn ngừa sâu răng và còn tạo ra bề mặt trơn láng nên khó bám cao lại hơn. Nên các bạn thấy răng có vẻ sáng bóng hơn.

Nhưng thực tế là vẫn màu cũ. Lấy cao răng là chỉ làm sạch bằng các biện pháp cơ học, không làm thay đổi màu răng thực. Mặc dù nó nhanh chóng cải thiện nụ cười sáng bóng, nhất là những ai thường xuyên có vết dính bám trên mặt răng. Vết dính chủ yếu sử dụng thuốc lá hoặc các thức ăn uống đậm màu.

Còn tẩy trắng răng là phương pháp khác, dùng các biện pháp hóa học để loại bỏ các phân tử màu có trong men răng. Nhằm trả lại màu nguyên thủy (trước đó nhiều năm), làm răng trở nên trắng hơn tình trạng hiện tại.

Theo Boldsky

comment Bình luận

largeer