Quảng Ninh liên tiếp tiếp nhận trẻ em nhập viện bởi bị vắt rừng chui vào tai, mũi

Thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) liên tiếp tiếp nhận trẻ em nhập viện bởi bị vắt rừng (đỉa) chui vào tai, vào mũi.
20/12/2022 11:01

Theo các bác sĩ bệnh viện, hầu hết các nạn nhân bị vắt đột nhập hàng tháng sau mới đến bệnh viện điều trị.

Mới đây nhất vào sáng ngày 19/12, Khoa Tai Mũi Họng, Trung tâm Y tế Tiên Yên tiếp nhận bệnh nhi L.T.T. (10 tuổi, trú tại Bắc Lãng, Đình Lập, Lạng Sơn) bị vắt ký sinh trong mũi.

con-vat-1660022677504294541059-crop-1671464121208960855962

(Ảnh minh họa)

Được biết trước đó, bệnh nhi phát hiện chảy máu mũi đã 3 ngày, khi sờ tay vào thì thấy vật dính, cũng không rõ là con vắt đã sống ở đó bao lâu.

Sau khi thăm khám, bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng soi và phát hiện có một con vắt với kích thước tương đối lớn trong mũi. Kết hợp gây tê tại chỗ, bác sĩ đã gắp ra một con vắt dài khoảng 7cm, còn sống ra khỏi mũi bệnh nhi.

Bác sĩ Vũ Thị Thùy Linh, Khoa Tai Mũi Họng cho biết: Con vắt chui vào mũi bệnh nhi tương đối to, bám chặt vào thành mũi nên trong quá trình gắp phải hết sức cẩn thận, tránh tình trạng tổn thương niêm mạc mũi bệnh nhi. Đó là con vắt dài khoảng 7 cm, to gần bằng đầu đũa.

Theo bác sĩ Linh, tình trạng trẻ bị vắt chui vào mũi, tai ngày càng nhiều. Vắt là vật sống có giác hút rất chặt, thường xuyên luồn lách và gây chảy máu kéo dài. Vắt có thể di chuyển ra mũi sau xuống thanh quản gây co thắt thanh quản, thậm chí xuống phế quản đôi khi khó phát hiện.

Khi bám vào cơ thể, con vắt sẽ bám vào lớp niêm mạc, hút máu và tạo ra chất không đông nên mặc dù bị chảy máu nhưng trẻ sẽ không có cảm giác đau, rát khó chịu. Khi con vắt hút no bụng, có thể to lên gấp 8-10 lần.

Các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh nên hướng dẫn, dặn dò con em mình khi đi rừng, nương rẫy cần chú ý tránh vắt, không nên rửa mặt hay uống nước ở khe suối, sông, hồ… Khi phát hiện có biểu hiện lạ thì lập tức tới bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer