Quý ông yếu sinh lý được khuyên bổ sung món này

Chế độ ăn không cân bằng dưỡng chất, mất kẽm thường xuyên lại không được bổ sung có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu sinh lý. Một số bác sĩ dinh dưỡng đã đề nghị đưa phác đồ kẽm vào điều trị nam khoa.
22/10/2018 12:00

Theo bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó trưởng Khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khẩu phần ăn của người dân Việt Nam chỉ đáp ứng 57% nhu cầu kẽm. Trong khi đó, quý ông lại thường xuyên mất kẽm nhưng lại không được bổ sung đầy đủ.

Hiện nay, các phòng khám nam khoa ngày càng nhiều, chứng tỏ nhu cầu được tư vấn và điều trị các bệnh "khó nói" cũng nhiều hơn.

"Mặc dù "chuyện ấy" của quý ông liên quan nhiều vấn đề nhưng chúng tôi đề nghị đưa phác đồ kẽm vào điều trị nam khoa, vì nam giới thường xuyên mất kẽm nhưng lại không được bổ sung đầy đủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến quý ông bị suy giảm ham muốn"- bác sĩ Vân nói.

Quý ông yếu sinh lý được khuyên bổ sung món này - Ảnh 1.

 

Hàu sống là món ăn giàu kẽm được nhiều quý ông lựa chọn để tăng cường "bản lĩnh"

Theo bác sĩ Vân, kẽm là vi chất không chỉ quan trọng cho trẻ em, phụ nữ mà rất quan trọng với quý ông.

Kẽm điều hòa testosteron, có vai trò thiết yếu cho sản sinh tinh trùng ở nam giới. Trong khi đó, đàn ông thường xuyên mất kẽm do vi chất dinh dưỡng này tập trung nhiều nhất ở tinh dịch và tuyến tiền liệt.

Kẽm là thành phẩm "một đi không trở lại" nhưng lại không được bù đắp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu kẽm trường diễn có thể khiến nam giới mất khả năng sinh sản, ở lứa tuổi dậy thì thiếu kẽm làm chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục.

Cũng theo bác sĩ Vân, các nghiên cứu cho thấy, thiếu sắt lâu ngày có thể gây hói đầu, thiếu kẽm dẫn đến yếu sinh lý .

Việc ngày càng nhiều nam giới bị rụng tóc, hói đầu, yếu sinh lý phải tìm đến bài thuốc dân gian như hà thủ ô, rượu ngâm ba kích, kê gà… chứng tỏ tình trạng thiếu đa vi chất trong cộng đồng khá nhiều.

"Thiếu vi chất không có biểu hiện điển hình nên khi phát hiện thường để lại hậu quả nặng nề. Lúc này, chỉ có thể điều trị, bảo tồn chứ không thể trở về nguyên vẹn như ban đầu.

Tuy nhiên, trong trường hợp muốn bổ sung vi chất dinh dưỡng, đặc biệt ở dạng chế phẩm thuốc với đặc trưng liều cao khi sử dụng cần có hướng dẫn của bác sĩ. Việc thiếu hoặc vượt quá nhu cầu đều không có tác dụng tốt với cơ thể"- bác sĩ Vân lưu ý.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, kẽm có nhiều trong các thực phẩm như Hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây…

Trong đó, hàu chứa lượng kẽm cao nhất, gấp hàng trăm lần so với các loại thịt, cá và ngũ cốc chứa kẽm khác. Mỗi con hàu cỡ trung bình có thể chứa khoảng 13 mg kẽm.

Thịt hàu tươi là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao: giàu chất kẽm, chất béo thấp, giảm nguy cơ tim mạch, tăng cường sinh lực cho nam giới, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Theo y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn...

comment Bình luận

largeer