Rối loạn giấc ngủ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc Alzheimer

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ cho thấy, ngừng thở khi ngủ hoặc ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer (AD) ở những người trung niên.
19/12/2020 20:00

Nghiên cứu trên 500.000 người từ Vương quốc Anh (tuổi trung bình là 57 tuổi). Những người này không có AD ở thời điểm ban đầu và theo dõi trong 12 năm. Những người tham gia tự báo cáo về đặc điểm giấc ngủ, chẩn đoán ngưng thở khi ngủ và thời lượng ngủ ngày / đêm. Các chẩn đoán AD được xác định từ các lần nhập viện và sổ đăng ký tử vong.

download

Trong thời gian theo dõi trung bình 6,4 năm, 932 người đã phát triển AD. Các nhà khoa học nhận thấy, so với những người ngủ 6-9 giờ mỗi đêm, những người ngủ nhiều hơn 9 giờ có nguy cơ mắc AD cao hơn (tỷ lệ nguy cơ HR, 2,04), ngưng thở khi ngủ (HR, 2,05), buồn ngủ ban ngày (HR, 1,56)… Sau khi kiểm soát thời gian ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ và buồn ngủ ban ngày vẫn là nguy cơ dự đoán của AD.

Tiến sĩ Lei Gao, Trường Y Harvard và Bệnh viện Brigham and Women's ở Boston, Massachusetts (Mỹ), tác giả chính cho biết: Ngủ quá nhiều có thể vừa là nguyên nhân vừa là triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ. Trên thực tế, buồn ngủ ban ngày và ngủ quá lâu có thể là kết quả của AD tiền lâm sàng. Giải quyết các vấn đề về giấc ngủ ở tuổi trung niên có thể đóng một vai trò trong việc cải thiện sức khỏe não bộ.

TS Gao khuyến cáo, cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe giấc ngủ là: Ngủ và thức dậy vào những thời điểm tương tự hàng ngày, tránh xa cà phê và rượu gần giờ đi ngủ và giảm tiếp xúc với màn hình nếu có thể…và hãy điều trị chứng ngưng thở khi ngủ, vì giải quyết tình trạng ngưng thở khi ngủ cũng sẽ giúp giảm nguy cơ sức khỏe tim mạch.

Theo SKĐS

comment Bình luận

largeer