Bé gái 9 tuổi không thể nói được sau 1 đêm ngủ dậy, nguyên nhân do đâu?

Viêm họng cấp chính là tình trạng lớp niêm mạc của cổ họng bị viêm cấp tính, cùng với đó là sự kết hợp với viêm amidan gây ảnh hưởng nặng nề tới họng, thanh quản.
19/12/2020 16:54

Biến chứng của viêm họng cấp

Chị Đỗ Bích Hà – Thanh Xuân, Hà Nội cho con gái 9 tuổi đi khám vì sau khi đi học về bé sốt cao, đau họng và đến sáng ngày hôm sau bé không nói được, họng đau, chảy nước mũi.

Khi nội soi phát hiện toàn bộ họng bé phù nề, sưng amidan, bác sĩ cho biết bé bị viêm họng cấp tính.

Trường hợp của bé Vũ Minh Thái – 7 tuổi, Hà Nội. Hai tuần trước cậu bé bị viêm họng cấp. Mẹ của Thái cho biết bé kêu đau họng, nói giọng khàn và ho rát cổ. Sau đó bé bị sưng nóng các khớp và đau, người mệt mỏi, khó thở.

Gia đình vội vàng đưa bé vào viện khám, bác sĩ cho biết bé bị bệnh thấp tim biến chứng từ viêm họng cấp.

PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết viêm họng cấp rất dễ gặp vào mùa đông. Bệnh có thể do virus gây nên. Các virus gây viêm họng chủ yếu là Influenza virus, Rhino virus và Adeno virus.

Ở thời điểm hiện tại do không khí bị ô nhiễm, bụi bẩn, thời tiết thay đổi gây nên tình trạng viêm họng cấp. Những biểu hiện, triệu chứng của viêm họng cấp: Người bệnh bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C, cổ họng bị rát, đau đớn khi nuốt thức ăn.

Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác bị khô nóng ở trong cổ họng. Sau đó các cơn đau rát sẽ tăng lên mỗi khi nuốt đồ ăn, khi nói chuyện và khi ho. Nếu viêm họng cấp do virus cúm gây ra thì các biểu hiện bệnh lý sẽ trở nên trầm trọng hơn như thành sau họng bị xuất huyết, nhức đầu… Một số triệu chứng khác: tắc mũi, chảy nước mũi, ho khan, khàn giọng...

 
can-benh-khien-sau-1-dem-ngu-day-be-gai-9-tuoi-khong-the-noi-duoc
PGS An khám cho người bệnh

Không thể chủ quan

Không nên chủ quan vì viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng. Bệnh sẽ diễn biến phức tạp, nặng hơn và có thể gây biến chứng thành viêm tai, viêm mũi, viêm xoang hoặc nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng... Nếu bệnh viêm họng là do vi khuẩn nhóm A gây ra, còn có thể dẫn đến thấp tim hoặc viêm cầu thận cấp. Vì vậy, PGS An khuyên không thể coi thường bệnh viêm họng cấp ở trẻ trong những ngày giao mùa.

Đối với bệnh lý thấp tim, PGS An cho biết bệnh gây tổn thương tim, khớp, thần kinh, da và mô dưới da và thường xảy ra ở trẻ em lứa tuổi học đường, 5-15 tuổi, có cơ địa đặc biệt nhạy cảm với loại vi trùng này. Thông thường, sau khi viêm họng cấp khoảng 1-2 tuần nếu trẻ có triệu chứng đau khớp, mệt, khó thở, đau ngực, xanh xao, vã mồ hôi, phù, tiểu ít, hồi hộp, tim đập nhanh, tim to, sưng, đập yếu. Tay chân yếu, cầm đồ đạc và cử động trở nên vụng về, dễ đánh rơi và làm vỡ đồ đạc, viết chữ xấu đi, dễ té ngã… gia đình cần chủ động đưa bé tới các cơ sở y tế để khám.

Việc điều trị cần tuân thủ, không lạm dụng kháng sinh. Thông thường tình trạng viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng ở trẻ em và người già thì hay diễn tiến xấu.

Về mùa này, PGS An khuyến cáo một số trường hợp khác, trẻ bị viêm họng do vi khuẩn. Các triệu chướng thường gặp là đau họng, sốt và có thể có ho nhẹ. Khi thăm khám các bác sĩ sẽ thấy bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn rõ rệt như môi khô, lưỡi bẩn, miệng thường hôi, thành họng và amidan ngoài sưng nề đỏ sẽ có các nốt chấm mủ trắng bẩn, đặc biệt là ở amidan.

Khi bị viêm họng nên ăn những thức ăn mềm như ngũ cốc, soup, khoai tây nghiền và sữa chua. Đồng thời, người bệnh không nên ăn cay, thực phẩm cứng để tránh gây kích thích cổ họng đang bị viêm. Để giảm đau họng khi mắc viêm họng do liên cầu khuẩn, bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối, xông mũi bằng nước ấm vài lần/ngày, chườm ấm vùng cổ họng bằng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn thấm nước nóng.

Theo Infonet

comment Bình luận

largeer