Sản phụ 29 tuổi liệt nửa người sau khi gây tê để sinh con
“Sau khi tiêm thuốc tê vào tủy sống, vợ tôi co giật mạnh, nôn ói liên tục trong suốt quá trình phẫu thuật. Khi ra khỏi phòng hồi sức, vợ tôi phát hiện bị liệt nửa người bên trái, không thể cử động được”, anh N.Đ.T.P (quê TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) cho hay.
Anh P. đã có đơn khiếu nại Bệnh viện Phụ sản Mekong (quận Tân Bình, TP.HCM) khiến vợ anh, chị N.T.T.T (29 tuổi), biến chứng liệt nửa người bên trái sau khi sinh mổ bắt con.
Vừa sinh con phát hiện liệt nửa người
Vợ chồng chị T. sống trong căn nhà trọ nhỏ ở quận Phú Nhuận, TP.HCM. Đã hơn 2 tháng qua, kể từ ngày sinh con, chị T. không thể cử động được nửa người bên trái. Nhìn thấy con nhưng chị không thể làm những công việc của người mẹ từ ôm con, cho bú đến tắm rửa…
Chị T. chia sẻ, ngày 2/11/2020, chị đến Bệnh viện Phụ sản Mekong để mổ lấy thai do thai lớn, xương chậu hẹp, tiểu đường thai kỳ và có tiền sử dị ứng thuốc tê.
“Trước đây, một lần đi nhổ răng và một lần bị tai nạn đau chân, chị chích thuốc tê đều xuất hiện triệu chứng nôn ói, chóng mặt, tăng huyết áp và bị chẩn đoán dị ứng với thuốc tê”, chị T. cho biết.
Tại bệnh viện, sau khi hoàn tất thủ tục nhập viện, chị T. đi nhận phòng lưu trú. Sau đó, chị thông báo có tiền sử dị ứng thuốc tê nên yêu cầu gây mê. Chị cũng được dán tem bị dị ứng thuốc tê.
Tại phòng mổ, chị T. thông báo tiền sử dị ứng thuốc tê một lần nữa và được ê-kíp hội chẩn tiền phẫu xác định gây mê thay vì gây tê để mổ lấy thai.
Tuy nhiên, khi vào phòng mổ, bác sĩ đã tự đổi phương án gây mê thành gây tê.
Khi bác sĩ gây tê tủy sống, chị T. xuất hiện triệu chứng nôn ói, co giật, chóng mặt và lịm đi. Đến khi tỉnh dậy trong phòng hồi sức, chị T. phát hiện nửa người bên trái không cử động được.
Sau khi xảy ra sự cố, chị T. được chuyển qua Bệnh viện Nhân dân Gia Định chụp MRI. Kết quả không phát hiện vấn đề gì nhưng chị phải nằm theo dõi tại đây. Hai ngày sau, chị được chuyển về Bệnh viện Mekong để chăm sóc hậu phẫu.
Chị T. tiếp tục được đơn vị này đưa đi thực hiện các xét nghiệm tại một số bệnh viện tuyến trên nhưng kết quả trả về đều bình thường.
Sau 48 ngày điều trị hậu phẫu, ngày 21/12/2020, chị T. xuất viện. Bệnh viện cam kết mời bác sĩ tập vật lý trị liệu nhưng chị không được thông tin đến truyền thông.
Tuy nhiên, thời gian tập vật lý trị liệu của chị thường bị ngắt quãng do bác sĩ không đến.
Đến ngày 29/12/2020, chị xin tóm tắt bệnh án và các xét nghiệm cận lâm sàng để lưu giữ nhưng đến ngày 19/1 vẫn chưa nhận được.
Bác sĩ gây tê đã tự nguyện xin thôi việc
Trao đổi về vụ việc, bác sĩ Lê Minh Nguyệt, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Mekong thừa nhận đây là sự cố y khoa nghiêm trọng.
Người quyết định gây tê thay vì gây mê như khám tiền mê cho chị T. là bác sĩ L.Q.H, Trưởng khoa Gây mê hồi sức.
Bác sĩ Nguyệt khẳng định, đây là quyết định sai lầm của bác sĩ H. vì muốn tốt cho bệnh nhân nên đã phân vân giữa gây tê và gây mê.
Bác sĩ H. đã test dị ứng thuốc tê cho chị T. và nhận kết quả âm tính nên chọn gây tê. Tuy nhiên, với trường hợp của chị T., bác sĩ H. đã phán đoán không đúng.
Theo bác sĩ Nguyệt, khi xảy ra sự cố, bệnh viện đã báo cáo Sở Y tế, sau đó họp hội đồng chuyên môn và tiếp tục báo cáo với Sở. Bác sĩ H. cũng đã nhận trách nhiệm và xin thôi việc.
Bác sĩ Nguyệt cho biết, bệnh viện đã làm các xét nghiệm nhưng chưa tìm được nguyên nhân gây liệt nửa người của chị T., chưa có bằng chứng tác dụng phụ của thuốc gây tê gây yếu nửa người.
Theo Vietnamnet
Bệnh viện cũng nhiều lần mời các bác sĩ của Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Nhân dân 115… hội chẩn và hỗ trợ tâm lý cho chị T.
Bác sĩ Nguyệt cũng thừa nhận bệnh viện đã sai sót khi không sớm gửi tóm tắt hồ sơ bệnh án cho chị T.
“Thời điểm đó, bệnh viện bận rộn vì phục vụ cho đợt kiểm tra chất lượng bệnh viện của Sở Y tế nên có sự chậm trễ trong việc đáp ứng yêu cầu của gia đình chị T.”, bác sĩ Nguyệt giải thích.
Trong quá trình tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân tại nhà, bác sĩ phụ trách có 2-3 ngày bận đi thi cao học nên việc tập bị ngắt quãng khiến bệnh nhân không hài lòng.
Bác sĩ Nguyệt thông tin, bệnh viện sẽ rút kinh nghiệm và sẽ tiếp tục hỗ trợ chị T. tập vật lý trị liệu cho đến khi hồi phục.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm