Sáng 23/10: Số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là 10.600.857 ca
Thống kê của Bộ Y tế cho biết, ngày 22/10, ca mắc mới COVID-19 giảm còn 475, bệnh nhân nặng phải thở oxy giảm mạnh, còn 39 ca; tiếp tục không có bệnh nhân tử vong trong ngày hôm nay.
Tổng số ca mắc COVID-19 trong 7 ngày qua trên cả nước là gần 4.500 ca, trung bình mỗi ngày 642 ca. Đây là tuần có tổng số ca mắc COVID-19 thấp nhất trong hơn 2 tháng qua (trước đó, có những tuần trung bình khoảng 15.000 - 18.000 ca mắc COVID-19, có những ngày gần 4.000 ca mắc mới). Trong tuần qua chỉ có 1 ngày (ngày 19/10) số ca mắc vượt mốc 1.000 ca, còn lại đều ở mức trên dưới 500 ca, ngày 16/10 giảm xuống thấp nhất trong gần 6 tháng qua, còn 375 ca.

Ảnh minh họa
Kể từ đầu dịch COVID-19 đến nay, Việt Nam có 11.496.829 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.184 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 10.600.857 ca; trong số hơn 850.000 trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 39 ca, gồm: Thở oxy qua mặt nạ: 29 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy xâm lấn: 6 ca. Cũng trong 7 ngày qua, số bệnh nhân COVID-19 nặng ở nước ta giảm so với tuần trước đó.
Trong tuần qua ghi nhận 4 trường hợp bệnh nhân COVID-19 tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.159 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị chuyên môn, các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch;
Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả;
Chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; Kip thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.
Thu Trang

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Những thói quen giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, đặc biệt đối với người cao tuổi. Việc xây dựng những thói quen lành mạnh không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Theo các chuyên gia y tế, để duy trì thể trạng tốt khi về già, người cao tuổi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, giấc ngủ khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.March 14 at 4:07 pm -
Codoca Coffee sữa non giúp khởi đầu ngày mới đầy năng lượng và sức khỏe
Ngày nay, trong cuộc sống bận rộn, việc duy trì một lối sống khỏe mạnh và năng động là điều không dễ dàng. Với công việc văn phòng căng thẳng hay những giờ làm việc dài đằng đẵng, một ly cà phê sáng chính là nguồn năng lượng tuyệt vời giúp bạn thức tỉnh và bắt đầu ngày mới đầy hứng khởi.March 14 at 4:05 pm -
Sữa bỉm Thuận Vũ - Top địa chỉ mua sắm mẹ & bé uy tín tại Phú Thọ có gì đặc biệt?
Sữa bỉm Thuận Vũ – Hệ thống cửa hàng mẹ & bé tại Phú Thọ, chuyên cung cấp sản phẩm chính hãng, đầy đủ sản phẩm hỗ trợ mẹ và giúp bé phát triển.March 14 at 12:16 pm -
Chiến dịch “Thoát Chàm 2025” bước vào giai đoạn điều trị – Cuộc hành trình thay đổi diện mạo chính thức khởi động
Thoát Chàm 2025 là chiến dịch do Phòng khám Da liễu OHIO tổ chức nhằm hỗ trợ người có tình trạng chàm bớt tiếp cận điều trị bằng công nghệ tiên tiến. Sau giai đoạn casting và tuyển chọn những thí sinh sẽ bước tiếp tới giai đoạn điều trị chàm bớt, chạm gần hơn tới ước mơ “thoát chàm”.March 13 at 9:26 am