Tác dụng bồi bổ sức khỏe của nhung hươu

Là một trong bốn loại thượng dược (nhung, sâm, quế, phụ) nhung hươu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người.
10/01/2023 10:51

Nhung hươu là gì?

Nhung hươu thực chất là sừng của con hươu đực khi còn non. Vì sừng mới mọc nên chúng thường mềm, có lớp lông mịn bao phủ bên ngoài như lông nhung và được bao bọc bởi một lớp da bên ngoài. Trong Đông y hay trong dân gian, đây là vị thuốc nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Empty

Tác dụng bồi bổ sức khỏe của nhung hươu (Ảnh minh họa)

Nhung hươu còn có tên gọi khác: Ban long châu, Quan lộc nhung, Hoàng mao nhung, Huyết nhung… Tên khoa học: Cervus nippon Temminck

Đặc điểm bên ngoài

Như đã nói, sừng của hươu đực còn non được bao phủ bởi lớp lông nhung mềm, mịn vì vậy được gọi là nhung hươu.

Khoảng sau 3-4 tháng khi sừng hươu phát triển hoàn thiện, dài và phân nhánh đầy đủ thì lớp nhung bên ngoài sẽ rụng đi để lộ ra phần gạc hươu. Đến cuối hạ cặp gạc này cũng sẽ rụng để chuẩn bị ra cặp sừng mới vào mùa xuân năm sau.

Thông thường một con hươu đực từ 3 tuổi trở lên, hàng năm sẽ cho một cặp nhung với trọng lượng khoảng 700g.

Các loại nhung hươu

Tùy vào giai đoạn thu hoạch nhung hươu mà người ta phân chúng thành các loại sau:

Huyết nhung: Là loại nhung hươu được thu hoạch khi sừng hươu vẫn còn non, chuẩn bị phân nhánh chủ yếu là sừng của những con hươu 3 tuổi. Chúng có đặc điểm là thân nhung ngắn, mềm, bóng, màu vàng hồng hoặc vàng nâu, chứa nhiều mạch máu. Đây là loại nhung được quý và ưa chuộng hơn cả.

Empty

Có nhiều loại nhung hươu (Ảnh minh họa)

Nhung hươu yên ngựa: Là loại nhung được thu hoạch khi sừng hươu đã bắt đầu phân nhánh, có hình dáng giống cái yên ngựa. Lộc nhung này có giá trị dinh dưỡng và dược tính khá cao chỉ xếp sau huyết nhung. Tuy nhiên, cần phải thu hoạch đúng và mùa xuân, tránh sừng già làm mất hàm lượng dinh dưỡng quý.

Nhung hươu chìa vôi: Đây là loại nhung được lấy khi sừng non chưa phân nhánh của những con hươu 2 tuổi nên kích thước khá nhỏ. Khi sấy khô chúng chỉ có trọng lượng khoảng 40-50g, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp chỉ ngang nhung hoẵng.

Nhung hươu gác sào: Loại này thường thu hoạch ở những con hươu từ 10-15 tuổi, sừng hươu đã phân nhánh, lông cứng và dày. Khi này hươu đã qua giai đoạn khỏe nhất nên chất dinh dưỡng không có giá trị cao. Chính vì thế, so với các loại nhung hươu trên thị trường chúng có giá thấp hơn cả.

Dựa vào trạng thái để phân loại:

Nhung hươu khô: Là loại lộc nhung sau khi thu hoạch đã qua sơ chế và sấy khô. Hàm lượng dinh dưỡng còn khoảng 95%

Nhung hươu tươi: Là loại lộc nhung chưa qua chế biến, vẫn còn giữ được 100% hàm lượng dinh dưỡng vốn có

Ngoài ra người ta còn phân loại dựa vào chế phẩm: Bột nhung hươu khô, viên nhung hươu, lộc nhung hoàn, nhung hươu dạng nước.

Hoặc phân loại theo vùng địa lý: Trong nước (nhung hươu Hương Sơn, Ninh Bình, Nghệ An, Đồng Nai,..) Nước ngoài (nhung hươu Liên Bang Nga, New Zealand).

Tác dụng của nhung hươu

Cả Đông Y và Tây Y đều công nhận tác dụng của nhung hươu trong việc bồi bổ sức khỏe và chữa các bệnh liên quan. Cụ thể:

Empty

Nhung hươu rất tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Đông y

Theo Đông y, nhung hươu có vị ngọt, tính ấm và không có độc, vào 4 kinh: can, thận, tâm, tâm bào. Thường dùng để:

Bổ thận, tráng dương, bổ tinh khí, cải thiện chứng năng tình dục cho người yếu sinh lý.

Giúp bồi bổ cơ thể, ích khí, bổ huyết, cải thiện các vấn đề: kinh nguyệt không đều, tử cung lạnh, tắc sữa,…cho phụ nữ.

Bổ sung dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt thích hợp những người gầy yếu, xanh xao, thiếu máu.

Kích thích sự phát triển ở trẻ còi xương, chậm ăn, chậm mọc răng.

Giúp điều hòa lượng máu trong cơ thể, bổ sung các hoạt chất có lợi để tăng sức khỏe cho người già, người ốm yếu, mệt mỏi.

Ngoài ra thảo dược này còn giúp phục hồi hệ thần kinh, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng, stress.

Tây y

Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh và chỉ ra nhung hươu có rất nhiều công dụng với sức khỏe.

Bồi bổ sức khỏe: Với 25 axit amin, 26 nguyên tố vi lượng, nhung hươu sẽ giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung năng lượng, tăng khả năng phục hồi sau phẫu thuật hoặc xạ trị.

Công dụng đối với hệ tim mạch: Trong nhung hươu có chứa pantocrin giúp tăng khả năng lưu thông máu ở tim mạch và động mạch vành. Từ đó giúp ổn định nhịp tim, làm tim khỏe mạnh, ổn định huyết áp tốt.

Tăng cường sức khỏe: Là một trong 4 đại tiên dược hàng đầu giúp tăng cường sức khỏe. Vì vậy, việc dùng nhung hươu thường xuyên sẽ giúp cơ thể được bổ sung các khoáng chất, protein, lipid thường tăng khả năng phục hồi tốt. Thảo dược này còn có khả năng sinh tủy, bền khớp, khỏe xương, chống mệt mỏi nhờ pantocrin và khả năng tái tạo phục hồi tế bào nhờ Alkaline phosphatase

Tăng sức đề kháng: Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Loại thảo dược này còn có khả năng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus. Đặc biệt chúng còn có khả năng bài trừ virus ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả, đã được nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B, viêm gan C

Điều trị các bệnh xương, khớp, bệnh Gút: Đây cũng là một trong những công dụng nổi tiếng của huyết nhung. Cụ thể: lượng canxi dồi dào huyết nhung giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa lão hóa cho các xương khớp; chất keo giúp tái tạo sụn khớp; các hoạt chất Prostaglandin giúp chống viêm, giảm sưng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, bệnh gút hiệu quả.

Tăng cường sinh lý nam: Khỏi phải nói đây chắc chắn là tác dụng nổi bật nhất của huyết nhung. Với hàm lượng lớn Pantocrin, huyết nhung giúp bổ thận, tráng dương, chữa yếu sinh lý, liệt dương, di tinh hiệu quả, khắc phục chứng bệnh sinh lý cho cả nam và nữ.

Ổn định tiêu hóa: Với các hoạt chất dồi dào nhung hươu không chỉ giúp điều trị bệnh, bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp tăng khả năng hấp thụ cho cơ thể nhờ ổn định hệ tiêu hóa, tăng nhu động cho dạ dày và ruột, giúp người bệnh ngủ ngon, ăn ngon, lợi tiểu,…

Chống lão hóa: Ngoài các công dụng trên, y học hiện đại đã chỉ ra rằng nhung hươu có khả năng chống lão hóa, làm đẹp hiệu quả cho phái nữ. Các chìa khóa làm đẹp có trong huyết nhung phải kể đến như: Collagen giúp da căng mịn, tăng độ đàn hồi; Pantocrin kích thích sản sinh nội tiết tố estrogen hiệu quả. Nhờ vậy mà làn da của phụ nữ luôn mịn màng, hạn chế xỉn màu, nám da, đồi mồi,…

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer