Tác dụng của sâm Ngọc Linh với sức khỏe

Sâm Ngọc Linh là một thảo dược quý giúp bồi bổ sức khỏe, ổn định đường huyết, tăng cường sinh lý và phòng chống các bệnh về tim mạch. Dù có tác dụng tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng được loại thảo dược này.
09/01/2023 09:58

Sâm Ngọc Linh có tên tiếng Anh là  Panax vietnamensis. Dân gian thường gọi dược liệu này với các tên gọi khác là Sâm Việt Nam, Sâm Khu Năm, sâm trúc, cây thuốc giấu, củ ngải rọm con. Từ lâu, cây dược liệu này đã được xem là tiên dược có tác dụng tốt cho sức khỏe và có thể sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh.

Sâm ngọc linh có tác dụng gì?

Là một thảo dược quý và hiếm sâm ngọc Linh lọt top “sâm đỉnh cao” cần được bảo tồn và phát triển bởi các tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Điều hòa hoạt động tim mạch: Các hoạt chất trong Sâm Ngọc Linh có khả năng giúp giảm lượng cholesterol trong máu, ổn định đường huyết, phòng chống các bệnh về tim mạch như: xơ vữa động lạnh, rối loạn nhịp tim. Loại sâm này cũng có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh huyết áp thấp hiệu quả.

sam-ngoc-linh

Tác dụng của sâm Ngọc Linh với sức khỏe (Ảnh minh họa)

Tăng cường sinh lý: Hoạt chất saponin của sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng cường testosterone cho nam giới, giảm rối loạn cương dương, chống suy nhược sinh dục, tăng cảm giác hưng phấn, từ đó cải thiện chất lượng đời sống tình dục. Không chỉ giúp tăng cường sinh lý chúng còn giúp cải thiện chất lượng tinh trùng hiệu quả.

Tăng thể lực cho người ốm yếu: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra loại sâm quý hiếm này có khả năng điều hòa hoạt động của não bộ, kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp hoạt động thể lực và trí lực nhạy bén hơn; giúp phục hồi và tăng số lượng hồng cầu, tiểu cầu; điều trị bệnh thiếu máu, suy tiểu cầu hiệu quả.

Bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng: Các acid amin, axit béo, các khoáng chất, nguyên tố vi lượng trong Sâm Ngọc Linh đều là những hoạt chất cần thiết giúp cơ thể khỏe khoắn, tăng cân hiệu quả. Loại sâm này còn giúp điều hòa hệ tiêu hóa, giúp người bệnh ăn ngon miệng, ngủ đủ giấc, tăng sức đề kháng hiệu quả.

Giải tỏa lo âu, căng thẳng: Sử dụng sâm Ngọc Linh sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi, stress, lo âu nhất là những người thường phải làm việc căng thẳng.

Các tác dụng khác: Ngoài những công dụng tuyệt vời trên, Sâm Ngọc Linh còn có những tác dụng giúp giảm đường huyết hiệu quả khi kết hợp với thuốc điều trị chuyên sâu; Tăng cường chức năng gan, thải độc gan, chống xơ gan hiệu quả; Có khả năng điều trị viêm họng hạt, giảm đau rát cổ họng, long đờm tốt; Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư hiệu quả.

Sử dụng Sâm Ngọc Linh có tác dụng phụ không?

Cũng theo các nhà khoa học, Sâm Ngọc Linh là thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, không có độc, rất tốt cho sức khỏe, hiện chưa phát hiện tác dụng phụ. Tuy nhiên việc lạm dụng quá liều cũng có thể dẫn đến một số hệ quả không tốt.

Empty

Cách dùng sâm Ngọc Linh (Ảnh minh họa)

- Loại sâm này có tính hàn mạnh vì vậy nếu dùng quá liều có thể gây lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy, chướng bụng.

- Ngoài ra việc quá lạm dụng quá liều còn có thể khiến hệ thần kinh hưng phấn quá mức dẫn đến tình trạng mất ngủ, mệt mỏi

- Vì vậy tốt nhất người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng sâm để bồi bổ sức khỏe.

Đối tượng nào không nên dùng?

Dù tốt cho sức khỏe thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại “thần dược này”. Dưới đây là một số nhóm đối tượng nên hạn chế sử dụng Sâm Ngọc Linh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

- Không dùng cho phụ nữ có thai vì có thể làm tăng nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

- Những người đau bụng thể hàn, tả như: đau bụng đi ngoài, đầy bụng,.. cũng không nên dùng để tránh làm tình trạng trở nên nặng nề hơn.

- Tuy tác dụng điều hòa hoạt động của tim mạch, ổn định huyết áp nhưng loài sâm này chỉ có tác dụng điều trị huyết áp thấp. Những người huyết áp cao tuyệt đối không nên dùng vì có thể khiến huyết áp tăng cao đột ngột, nguy hiểm đến tính mạng.

- Ngoài ra trẻ nhỏ cũng là đối tượng nên hạn chế sử dụng, trừ trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, kém ăn.

Cách dùng và bảo quản

Người ta thường dùng Sâm Ngọc Linh dưới dạng sắc thuốc hoặc dạng cao. Liều lượng được khuyên dùng tối đa mỗi ngày là 2-6gram.

Đối với sâm tươi: Có thể ăn mỗi ngày một lát mỏng, ngậm tan hoặc nhai cả lát rồi uống nước đều được. Nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sâm giữ được độ tươi.

jh

Bài thuốc từ sâm Ngọc Linh (Ảnh minh họa)

Đối với sâm khô: Cân đối ít đi 5 lần so với sâm tươi vì cứ 1kg sâm khô bằng 5kg sâm tươi. Nên bảo quản nơi khô thoáng tránh ẩm ướt ảnh hưởng đến dược tính của sâm.

Đối với sâm ngâm rượu: Mỗi ngày chỉ được dùng từ 50-100ml. Bảo quản bình rượu ở nơi thoáng mát không được để nước hoặc bụi bẩn rơi vào.

Đối với sâm ngâm mật ong: Mỗi ngày chỉ sử dụng 1-2 lát, không dùng quá nhiều.

Một số bài thuốc sử dụng sâm Ngọc Linh

Tùy vào mục đích, thể trạng của từng người mà sẽ có những cách dùng sâm Ngọc Linh khác nhau.

Ngậm Sâm Ngọc Linh

Đây là cách sử dụng Sâm Ngọc Linh đơn giản, dễ làm nhất. Bài thuốc này có tác dụng chữa các chứng mệt mỏi, kém ăn, các bệnh về đường hô hấp như: viêm phổi, hen suyễn, thở yếu,…

Nguyên liệu: 1 lát sâm ngọc linh

Cách thực hiện: Ngậm trực tiếp lát sâm ngọc linh trong miệng khoảng 10-15 phút để các hoạt chất tiết và thấm từ từ vào các tế bào, sau đó nhai rồi nuốt cả bã.

Ngâm mật ong

Phương pháp này thường mang lại hiệu quả cao trong việc bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực, kích thích hoạt động của não bộ và hệ thần kinh, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về máu và ung thư hiệu quả.

Nguyên liệu: 1 kg sâm; Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

Bước 1: Đem củ sâm đi rửa thật sạch, chờ ráo nước thì thái thành lát mỏng

Bước 2: Cho Sâm đã thái lát vào bình thủy tinh rồi cho mật ong vào ngâm khoảng 1 tháng. Trong quá trình ngâm thì đậy thật kín, nếu có bọt trắng thì vớt bỏ để tránh làm chua sâm.

Bước 3: Mỗi ngày dùng thìa dung dịch trên. Người bệnh có thể ngậm trực tiếp hoặc pha nước ấm uống để giúp điều trị bệnh.

Lưu ý: Bài thuốc này sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi dùng vào buổi sáng sớm, lúc bụng còn đói. Khi đó cơ thể chưa phải hấp thụ các chất khác nên các mao mạch dễ dàng hấp thụ dưỡng chất quý giá từ sâm.

Sâm Ngọc Linh pha trà uống

Cách làm này khá đơn giản, hiệu quả cao mà lại thích hợp với cả sâm khô và sâm tươi.

Nguyên liệu: 3-5g nếu là sâm tươi.; 1g nếu sâm khô

Cách thực hiện:

Bước 1: Thái sâm thành các lát mỏng.

Bước 2: Cho các lát sâm vào trong ấm pha cùng với nước sôi, để ngâm khoảng 10 phút là có thể dùng.

Bước 3: Chắt lấy nước để uống liên tục trong ngày. Phần bã có thể dùng lại 3-4 lần đến khi thấy nước nhạt thì nhai và nuốt.

Lưu ý: Đối với người hay mất ngủ không nên dùng loại trà này vào buổi tối tránh làm hệ thần kinh bị hưng phấn gây khó ngủ.

Ngâm rượu

Bài thuốc này được các đấng mày râu rất ưa chuộng để bồi bổ sức khỏe và tăng cường khả năng sinh lý.

Nguyên liệu: Sâm ngọc linh; Rượu trắng từ 50-70 độ

Cách thực hiện:

Bước 1: Sâm để nguyên củ đem đi rửa thật sạch, sau đó cho vào bình thủy tinh

Bước 2: Đổ rượu vào ngâm với Sâm theo tỉ lệ 1kg sâm thì 10 lít rượu.

Bước 3: Ngâm hỗn hợp trên từ 3-4 tháng là có thể sử dụng. Mỗi ngày người bệnh nên dùng 1-2 chén nhỏ để giúp tăng cường sức khỏe.

Lưu ý: Bài thuốc này không áp dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người già, người bắc bệnh ung thư, huyết áp, tim mạch.

Cách sử dụng sâm Ngọc Linh nấu cháo

Cách làm này không những giúp điều trị các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa như: dạ dày. ruột,… mà còn giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Nguyên liệu: 3g sâm thái lát; Gạo trắng

Cách thực hiện:

Bước 1: Đem sâm đi sắc với nước khoảng 30 phút.

Bước 2: Cho gạo vào nấu tiếp thành cháo, nêm nếm vừa ăn thì tắt bếp. Người bệnh nên ăn khi cháo còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hấp với trứng gà

Sự kết hợp của sâm với trứng gà sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng, bổ sung dưỡng chất, tăng sức đề kháng tốt.

Nguyên liệu: Trứng gà; Bột sâm

Cách thực hiện:

Bước 1: Trứng gà đem rửa sạch, đục một cái lỗ trên đầu.

Bước 2: Cho bột sâm vào trong trứng gà thông qua cái lỗ trên đầu rồi lấy tăm nhỏ khuấy đều.

Bước 3: Bịt kín cái lỗ trên quả trứng bằng một miếng vải rồi đem đi hấp chín. Ngày dùng 1 quả để cơ thể khỏe mạnh.

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer