Tắc ruột bẩm sinh làm thế nào để điều trị?

Tắc ruột bẩm sinh là bệnh thường xảy ra trong vòng 15 ngày đầu đời của trẻ. Bệnh này có rất nhiều thể loại, nếu không nhận biết, điều trị sớm thì sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng, để lại triệu chứng lâu dài về sau.
19/01/2021 16:35

Tắc ruột bẩm sinh là gì?

Tắc ruột (tiếng Anh là bowel obstruction hoặc intestinal obstruction) là một thuật ngữ y khoa chỉ sự đình trệ của ống tiêu hoá khiến thức ăn bị tắc nghẽn tại đường ruột. Điều này dẫn đến các loại thức ăn, hơi hoặc các chất lỏng khác không thể đi qua ruột non hoặc ruột già. Tắc ruột khiến các chất trong lòng ruột ứ đọng, lâu dần tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như hoại tử ruột, thậm chí là tử vong.

245-tac-ruot-so-sinh-6764-5b11

Hình minh họa

Tắc ruột bẩm sinh hay còn gọi là tắc ruột sơ sinh là hội chứng cấp cứu ngoại khoa phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh do tắc ruột gây nên. Đường ống tiêu hoá của trẻ có thể có một vài dị tật do chưa phát triển đầy đủ những ngày đầu sau khi sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng tắc ruột sơ sinh sẽ dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng, bệnh nhi có thể tử vong.

Trong các trường hợp tắc ruột ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thì lồng ruột là phổ biến nhất. Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt, vì thế, khi trẻ bị tắc ruột cần phải đưa đến bệnh viện ngay để các bác sĩ kịp thời điều trị, tránh hậu quả xấu xảy ra.

Nguyên nhân gây tắc ruột bẩm sinh

Ở trẻ nhỏ, đa số nguyên nhân gây tắc ruột là lồng ruột. Do ruột có hình dáng dài như một chiếc ống.

Ruột của trẻ sơ sinh thẳng, có một phần trong lồng ruột trượt vào bên trong đoạn ruột ở gần. Một vài trường hợp sự tăng trưởng bất thường trong ruột tạo ra hiện tượng lồng ruột như polyp hoặc một khối u. Nhu động bình thường giống như các cơn co thắt ruột và kéo niêm mạc ruột vào phần phía trên. Tuy nhiên, đa số các trường hợp lồng ruột ở trẻ nhỏ không thể xác định được nguyên nhân.

Một số nguyên nhân khác gây tắc ruột ở trẻ nhỏ gồm:

  • Viêm ruột
  • Viêm túi thừa: Các túi nhỏ, phồng ở đường tiêu hóa bị viêm nhiễm
  • Xoắn đại tràng
  • Thoát vị: Một phần ruột nhô ra thành bụng
  • Phân

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra, có thể ảnh hưởng đến bất cứ lứa tuổi nào. Trong đó trẻ càng nhỏ tuổi càng có nguy cơ mắc lồng ruột cao hơn. Tắc ruột ở trẻ nhỏ cũng xảy ra thường xuyên hơn ở con trai, nhất là trẻ có đường ruột hình thành bất thường khi sinh. Trẻ đã từng có tiền sử bị lồng ruột cũng rất dễ bị tái phát.

Biểu hiện tắc ruột ở trẻ sơ sinh

ác dấu hiệu nhận biết trẻ bị lồng ruột rõ ràng nhất là trẻ đột ngột khóc to do đau bụng. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu khóc do đau bụng là khi khóc trẻ kéo mạnh đầu gối và ngực. Trẻ khóc mỗi lần xuất hiện cơn đau. Các cơn đau lặp đi lặp lại khoảng 15 - 20 phút/lần. Các cơn đau càng ngày càng kéo dài hơn và xuất hiện nhanh hơn.

20191023_040327_397636_benh-tac-ruot-o-tre-s.max-800x800

Hình minh họa

Ngoài ra, các dấu hiệu khác của lồng ruột ở trẻ nhỏ gồm:

  • Nôn, trớ
  • Tiêu chảy
  • Đi ngoài ra phân trộn lẫn với máu và chất nhầy, có hình dạng giống thạch nho
  • Sờ thấy một khối u trong bụng
  • Trẻ lịm đi, ngủ mê man
  • Sốt

Không phải tất cả các trẻ bị tắc ruột đều có mọi dấu hiệu trên. Một số trẻ có biểu hiện không rõ ràng, một số trẻ lại có thêm nhiều triệu chứng khác. Cha mẹ cần quan sát trẻ cẩn thận, khi thấy các dấu hiệu bất thường khiến trẻ khó chịu kéo dài thì nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Do nguyên nhân chính dẫn tới tắc ruột sơ sinh là do lồng ruột nên các triệu chứng nổi bật thường gặp ở tắc ruột sơ sinh thường liên quan mật thiết tới bệnh này, bao gồm:

Triệu chứng cơ năng:

  • Đau bụng: khởi phát một cách đột ngột, dữ dội và quặn theo từng cơn. Dấu hiệu nhận biết có thể thông qua việc bệnh nhi khóc thét đột ngột, kéo đầu gối vào ngực khi khóc, ưỡn người, xoắn vặn. Đau bụng có thể diễn ra từng cơn kéo dài 4-5 phút và cách nhau 10-20 phút. Khoảng thời gian giữa các cơn đau sẽ ngày càng ngắn đi khiến bệnh nhi yếu dần và lả người, nằm lịm đi, vã mồ hôi. Triệu chứng này thường gặp ở 75% số ca bệnh.
  • Nôn mửa: triệu chứng này bắt gặp trong 60% các trường hợp tắc ruột sơ sinh. Biểu hiện lúc đầu là nôn ra thức ăn do phản xạ. Về sau, khi tắc ruột tiến triển thì chất nôn kèm theo dịch có mật.
  • Phân trộn lẫn với chất nhầy và máu: đây là triệu chứng rất thường gặp. Có khoảng 2/3 bệnh nhi đi cầu phân nhầy máu nhìn bề ngoài giống như “thạch nho”. Khi bệnh nhi có dấu hiệu đại tiện ra máu là lồng ruột đã xảy ra được một khoảng thời gian, có thể là một đến hai ngày. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cũng có thể xuất hiện sớm trong khoảng 12 giờ, do lồng ruột quá chặt.

Cần lưu ý là đại tiện ra máu cũng xảy ra ở nhiều trường hợp khác và thường dễ lầm tưởng bệnh nhi bị bệnh lỵ nên nếu tự ý cho uống thuốc chữa lỵ sẽ làm bệnh không những không khỏi mà còn nặng hơn. Do đó nên đến các cơ sở y tế để có sự tư vấn từ bác sĩ, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Triệu chứng thực thể:

  • Sờ thấy khối lồng: khối lồng thường có dạng hình khúc dồi, thay đổi theo vị trí và diễn tiến của lồng ruột, có thể sờ thấy trong 70-85% các trường hợp. Khi lên cơn đau, khối lồng có thể tăng kích cỡ và mật độ chắc hơn. Đa số các trường hợp nằm dọc góc trên bên phải vùng bụng hay ở thượng vị. Phần bụng còn lại thường sẽ bị trướng, mềm và không đau. Nếu sờ vào 1/4 bụng dưới sẽ thấy trống, không nắn thấy ruột.
  • Thăm trực tràng bằng ngón tay: thường có chất nhầy và máu kèm theo găng. Nếu khối lồng sa xuống trực tràng, việc thăm trực tràng có thể sờ thấy khối lồng.

Đối tượng dễ mắc bệnh tắc ruột bẩm sinh

  • Tắc ruột sơ sinh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 3-12 tháng tuổi.
  • Tỷ lệ mắc bệnh ở các bé nam cao hơn nữ từ 2-4 lần.
  • Đa số gặp ở trẻ béo tốt, bụ bẫm, ít xảy ra ở trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Trẻ sinh non cũng có nguy cơ tắc ruột cao do hệ tiêu hoá chưa phát triển toàn diện.

Làm thế nào để chuẩn đoán tắc ruột ở trẻ sơ sinh?

0008874_tac-ruot-so-sinh_800

Hình minh họa

Khi thấy trẻ có các biểu hiện của bệnh tắc ruột. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, từ đó có phương án điều trị kịp thời. Trẻ sẽ được thăm khám lâm sàng, kiểm tra cơ thể, sau đó được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như: Chụp X- quang, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm, thụt tháo.

Điều trị tắc ruột bẩm sinh như thế nào?

Lồng ruột là một tình trạng cấp cứu y tế. Trẻ cần được cấp cứu để tránh tình trạng nôn quá nhiều gây mất nước, chất điện giải, sốc và ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm có thể xảy ra khi một phần ruột bị hoại tử do thiếu máu.

Quy trình điều trị tắc ruột ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện gồm:

  • Truyền dịch cho trẻ thông qua đường truyền tĩnh mạch.
  • Giải nén ruột bằng cách đặt ống thông vào dạ dày từ mũi.
  • Tháo lồng bằng khí hoặc barium. Đây là hoạt động vừa có giá trị chẩn đoán, vừa điều trị. Nếu quá trình thụt tháo đạt hiệu quả tốt thì trẻ không cần phải điều trị gì nữa.
  • Nếu tháo lồng ruột không hiệu quả hoặc ruột đã bị thủng thì trẻ cần phải phẫu thuật để xử lý tắc ruột.

Phòng ngừa tình trạng tắc ruột bẩm sinh như thế nào?

Tắc ruột sơ sinh có thể được hạn chế bằng một số cách sau:

Trước khi sinh:

  • Người mẹ cần tiêm phòng đầy đủ trước khi có ý định mang thai.
  • Trong quá trình mang thai cần nghỉ ngơi và vận động hợp lý, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh tiếp xúc với môi trường độc hại.

Sau khi sinh:

  • Trường hợp trẻ sinh non thì bố mẹ cần chú ý chăm sóc hệ tiêu hoá của trẻ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ để ngăn chặn tình trạng tắc ruột, tránh chất béo và các thực phẩm khó tiêu hoá.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho trẻ bị tắc ruột

  • Cho trẻ uống nhiều nước, bú sữa mẹ (nếu vẫn còn bú), uống nước trái cây... để tránh bị mất nước
  • Tránh các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn khó tiêu hóa
  • Tránh các loại thực phẩm tạo hơi như: các loại đậu, lạc, rau, nước giải khát
  • Cho trẻ ăn đồ ăn dễ tiêu, lỏng như: súp, cháo
  • Để hạn chế tình trạng tắc ruột nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, cho trẻ ăn chế độ ăn uống ít chất xơ, không ăn ngũ cốc và các loại hạt.

 Thanh Hà (Tổng hợp)

comment Bình luận

largeer