Vì sao ăn quả hồng lại gây tắc ruột?

Một số người sau khi ăn hồng đã phải nhập viện với các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, bí trung đại tiện. Vậy nguyên nhân do đâu?
25/11/2020 09:13

Những trường hợp tắc ruột do ăn hồng

Từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11/2014, các bác sĩ của khoa Ngoại tiêu hóa, BV Trung ương Huế phẫu thuật 7 bệnh nhân bị tắc ruột do ăn hồng giòn.

Ngày 30/11/2016, một bệnh nhân sau khi ăn hồng giòn cũng được BV E Trung ương (Hà Nội) phẫu thuật vì bị tắc ruột.

Ngày 1/11/2018, bác sĩ Hoàng Thanh Hiền, khoa Y học Dân tộc - Vật lý trị liệu, Bệnh viện (BV) Quận 11, TP.HCM cho biết, những ngày qua, nơi đây tiếp nhận một số bệnh nhân bị đau bụng, bí trung đại tiện, buồn nôn.

Năm 2019, khoa Ngoại Tiêu hóa, BV. Trung ương Huế, đã từng phẫu thuật cho 7 bệnh nhân bị tắc ruột. Một thời gian sau, các bác sĩ tại BV. E Trung ương đã phải phẫu thuật cho một bệnh nhân cũng do tắc ruột.

5-2-1606185510-2949-1606185568

Bệnh nhân nhập viện do tắc ruột sau khi ăn quá nhiều hồng

Mới đây nhất, là trường hợp bệnh nhân T.X.T (63 tuổi, trú tại Hạ Long, Quảng Ninh) vào viện trong tình trạng đau chướng vùng bụng quanh rốn, mạn sườn trái, đau thành cơn, buồn nôn và nôn ra thức ăn. Trước đó, bệnh nhân ăn một lượng lớn quả hồng trong nhiều ngày.

Hình ảnh chụp CT scanner cho thấy: Bệnh nhân bị tắc ruột non do bã thức ăn kích thước 25x43mm vùng hố chậu trái. Các bác sĩ đã hội chẩn và thống nhất chỉ định phẫu thuật cấp cứu tắc ruột cho người bệnh.

Quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã mở đoạn ruột non lấy bã thức ăn gây tắc cách góc manh tràng khoảng 1m, thiết lập lưu thông ống tiêu hóa, lau rửa ổ bụng và đặt dẫn lưu.

Vì sao ăn quả hồng lại gây tắc ruột?

Bác sĩ Nguyễn Thái Bình, Phó Trưởng Khoa ngoại bệnh viện Bãi cháy cho biết: Trong quả hồng có chất nhựa gây kết dính thức ăn tạo nên cục thức ăn lớn rất khó tiêu hóa. Bã thức ăn ứ đọng trong dạ dày nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm loét, xuất huyết dạ dày, đầy bụng, khó tiêu. Nếu bã thức ăn trôi xuống và bị tắc nghẽn ở ruột non sẽ gây nên biến chứng như giãn, viêm, phù nề, hoại tử ruột non, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân…dẫn đến tử vong.

3169368-nhung-loi-ich-khong-ngo-t-0

"Không phải ai ăn hồng giòn cũng bị tắc ruột. Các trường hợp tắc ruột do bã thức ăn thường gặp ở những bệnh nhân răng yếu, nhai không kỹ hoặc có bệnh lý ruột - đại tràng, người có tiền sử phẫu thuật ở khu vực bụng và dạ dày. Vì vậy, cần hạn chế cho người già và trẻ nhỏ ăn hồng giòn. Nên đổi sang ăn hồng chín mềm hoặc hồng sấy khô (hồng mứt) để tránh bị nghẹn", bác sĩ Hoàng Thanh Hiền, khoa Y học Dân tộc - Vật lý trị liệu, Bệnh viện (BV) Quận 11, TP.HCM chia sẻ với báo chí.

Cách phòng tránh nguy hại khi ăn trái hồng tươi

1. Người già và trẻ nhỏ nên hạn chế ăn hồng giòn, mỗi lần chỉ nên ăn 1 -2 miếng nhỏ và khi ăn nên nhai kỹ. Đặc biệt, nên chọn những quả hồng đã chín mềm hoặc hồng sấy khô để tránh trường hợp bị nghẹn xảy ra.

2. Khi đói bụng không nên ăn hồng bởi chất tanin trong quả hồng kết hợp với axit dạ dày dễ dẫn đến kết tủa. Hồng giòn có vị ngọt nhưng vẫn chứa một lượng ít tanin trong đó. Mọi người nên ăn hồng sau bữa ăn khoảng 1 giờ là tốt nhất.

3. Khi ăn hồng phải gọt vỏ, nhất là hồng xanh vì vỏ có chứa rất nhiều chất tanin.

 

 

4. Những người tuyệt đối không ăn hồng như bị viêm dạ dày, vị hàn, người bị cắt một phần dạ dày. Lý do là khi mắc bệnh dày dễ bị đày bụng, khó tiêu nên không thích hợp loại quả này.

hong-gion

5. Người bị thiếu máu cũng không nên ăn hồng bởi hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không ăn trái hồng khi uống thuốc có chứa sắt.

6. Thận trọng ở bệnh nhân bị đái tháo đường. Vì trái hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào máu sẽ gây tăng lượng đường trong máu.

7. Khi uống rượu không nên ăn hồng. Hồng có tính hàn, rượu có tính nóng, 2 loại này khi vào dạ dày sẽ kích thích đường ruột bài tiết ra chất dính nhầy, sền sệt kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, gây khó tiêu hóa, lâu dần sẽ gây tắc ruột.

8. Không ăn cùng lúc hồng với thịt ngỗng, khoai lang, các món ăn có cua

Thịt ngỗng là loại thực phẩm giàu chất đạm, protein. Khi protein gặp tanin sẽ dễ dàng ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, có thể dẫn đến tử vong.

Trong khoai lang chứa nhiều tinh bột, vào đến dạ dày sẽ sản sinh ra axit dạ dày, gặp hồng ngâm sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày, hình thành sỏi không hòa tan, khó tiêu hóa, không dễ dàng đào thải, gây nguy hại cho dạ dày.

Cũng không nên ăn quả hồng với canh cua, vì chất tanin trong quả hồng gặp protein của thịt cua sẽ rắn lại, lâu dần lưu lại trong ruột rồi lên men, thối rữa, gây đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, nặng hơn có thể kết thành sỏi, gây nguy hiểm với sức khỏe.

Minh Thu (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer