Tầm quan trọng và tính cấp thiết triển khai các chương trình chăm sóc F0 tại cộng đồng

Sự dịch chuyển của dịch COVID-19 khiến đội ngũ tuyến đầu cũng như cơ quan quản lý nhà nước luôn phải đưa ra những phương pháp đảm bảo vừa chống dịch, vừa chăm sóc những bệnh nhân mắc COVID-19. Và hệ thống chăm sóc bệnh nhân được thiết lập hiệu quả như thế nào?
04/09/2021 21:36

Tại Hội thảo tập huấn chăm sóc F0 tại nhà và phòng chống COVID-19 tại cộng đồng do Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng Đồng Việt Nam phối hợp với Hội Quân dân Y Việt Nam và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức vào ngày 4/9/2021, PGS.TS.BS. Nguyễn Thanh Hiệp Hiệu Trưởng Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch đã có những chia sẻ về "Tầm quan trọng và tính cấp thiết triển khai các chương trình chăm sóc F0 tại cộng đồng".

PGS.TS.BS. Nguyễn Thanh Hiệp cho biết, hệ thống y tế của Việt Nam theo tháp y tế được chia thành 3 tầng: Tầng 1 là thực tế cơ sở bao gồm các trạm y tế phường, xã, quận, huyện; Tầng là các bệnh viện cấp thành phố; Tầng 3 là bệnh viện tuyến trung ương.

chamsocbenhnhantainha

Phân bổ theo địa bàn dân cư cấp hành chính

Những bệnh nhân vào tuyến một nhiều và được chăm sóc tốt thì đến tuyến hai sẽ ít hơn và tuyến ba sẽ rất ít. Trên thực tế, chúng ta có những bệnh nhân vượt tuyến lên tuyến hai, dẫn đến quá tải ở tuyến ba và điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng là quá tải bệnh nhân.

Do đó, việc thiết lập mạng lưới bác sĩ gia đình cũng như y tế cơ sở gần người dân kết hợp với bác sĩ chuyên khoa khác. Có như vậy, bệnh nhân ở tuyến 2 sẽ giảm và tuyến 3 sẽ rất ít giúp cho các tuyến trên hoạt động hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn.

Trong bối cảnh của đại dịch COVID thì hệ thống y tế của chúng ta hoạt động cũng dựa trên 3 tầng: Tầng 1 triển khai chăm sóc sức khỏe tại nhà kết hợp với điều kiện đảm bảo an sinh trong quá trình tiếp nhận F0; Tầng 2 tiếp nhận thu dung những trường hợp không cấp cứu và điều trị; Tầng 3 là chuyên sâu những trường hợp nặng để các đồng nghiệp ở tầng 2 hoạt động hiệu quả. Để tầng 2 và tầng 3 hoạt động hiệu quả thì bắt buộc tầng 1 phải hoạt động hết sức hiệu quả, phải chăm sóc được bệnh nhân.

Phát hiện được những trường hợp mắc bệnh, kịp thời xử lý các trường hợp nặng để chuyển bệnh kịp thời. Do vậy việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho phải có những hoạt động sau đây: Thứ nhất, xác định và lập danh sách người F0 cách ly tại nhà trên địa bàn; Thứ hai, hướng dẫn F0 tự chăm sóc sức khỏe tại nhà; Thứ ba, khám bệnh và theo dõi sức khỏe; Thứ tư, hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị tại nhà; Thứ năm, xét nghiệm cho người F0 cách ly tại nhà; Thứ sáu, tư vấn sức khỏe và hỗ trợ cấp cứu cho người F0 cách ly tại nhà.

Với những hoạt động trên thị trường, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chủ động đề xuất tham gia hoạt động hỗ trợ F0, cụ thể có 9 hoạt động sau đây: Tổ y tế từ xa; tổng đài cấp cứu 115; taxi chuyển bệnh cấp cứu; hỗ trợ tiêm vaccine; lấy mẫu cộng đồng; theo dõi điều trị thuốc molnupiravir; truyền thông giáo dục sức khỏe; khám và tư vấn cho người bệnh qua webcam; hỗ trợ các khu cách ly bệnh viện điều trị COVID. Song song đó, nhà trường có một đội nhóm nghiên cứu COVID cũng như Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19. Tổng nhân lực hiện tại tính đến thời điểm này, nhà trường đã huy động trực tiếp, hỗ trợ phòng chống dịch cho TP HCM là 2.200 nhân sự.

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch hướng cộng đồng, vì sức khỏe cộng đồng. Đến thời điểm hiện tại đã có thuốc molnupiravir là thuốc mà chúng tôi đã hỗ trợ sở y tế cũng như Bộ Y tế chống dịch, TP HCM để đem tới tận tay cho người dân có thể điều trị kịp thời tại nhà.

Thu Trang

comment Bình luận

largeer