Tết bao lâu thì được hóa vàng?

Với người Việt tục hóa vàng mã vào ngày lễ đặc biệt là những ngày Tết không thể thiếu trong sinh hoạt tín ngưỡng con người. Một nghi thức tâm linh xuất hiện từ lâu đời. Vậy thời điểm nào hóa vàng mã tốt nhất không hãi đến những người quá cố?
17/12/2020 14:33

Với quan niệm dân gian " trần sao âm vậy " người Việt luôn sắm sửa nhiều lễ lạt từ ti vi, nhà lầu, xe hơi,..Con người luôn có niềm tin mãnh liệt rằng, con người sau khi chết đi sẽ tồn tại ở một thế giới nào đó, nó có nghĩa con người sống cần gì thì khi chết đi cũng cần có những thứ đó.

Con người tin rằng việc đốt hương sẽ giúp hương khói bay lên và đưa theo những lời cầu nguyện của mình đến với thần linh, các bậc gia tiên thì đồ vàng mã cũng vậy. Với mong muốn những người thân của mình khi chết đi cũng được sống một cuôc sống đủ đầy.

Ngày làm lễ cũng hóa vàng không cố định, tùy thuộc vào mỗi gia đình. Thường người ta thực hiện vào mùng 3- 10 Tết. Theo GS Sử học Lê Văn Lan quan niệm, do mùng 3 theo phong tục tập quán vẫn là Tết thầy nên để các cụ ở lại ăn Tết với con cháu, mùng 4- 5 sẽ làm lễ tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.

Đại đức Thích Giác Nguyên (Nam Định) cho rằng, ngày lễ này ngoài ý nghĩa “hồi hướng” đến các chư vị trên (Đức Phật, thần linh, gia tiên…) thì còn bày tỏ lòng biết ơn của gia chủ đến chư Phật, thần linh, gia tiên… đã luôn yểm trợ, phù hộ cho gia chủ trong 1 năm qua.

hoa vang

Mâm cỗ cúng hóa vàng gồm có những thứ sau: hương, hoa, trà, quả, vàng mã, rượu, thịt, xôi, cơm, canh,..lộ phí cho các bậc gia tiên lên đường.

Sau khi làm cơm cúng xong, người ta đem số vàng mã đã cúng trong 3 ngày Tết ra hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, những vàng mã dành cho người mới mất được hóa riêng.

Nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong “Nghi lễ vòng đời người” cho hay:

“Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng”.

Cúng hoá vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.

Tục hóa vàng ở mỗi vùng là khác nhau, nhiều nơi quan niệm dâng càng nhiều càng được phù hộ bấy nhiêu. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Đây là quan niêm dân gian, có tính chất tham khảo, không phải thông tin khoa học.

Nguyễn Thương

comment Bình luận

largeer