Tết rộn ràng ở Làng Bạc, Phú Thượng
Vào một buổi chiều cuối năm, tôi có dịp ghé vào làng Bạc, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội để thấy được không khí rộn ràng cho một mùa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nơi đây.

Cổng làng Thượng Thuỵ (Phú Thượng)
Ngay từ đầu làng, trải dài là những cây đào, quất được bày bán bên đường. Người dân thoả sức lựa chọn với đủ loại từ đào đỏ, đào phai, quất cảnh,...

Đào quất được người dân trồng và bày bán
Nhắc đến Phú Thượng ai ai cũng nhớ đến xôi, bánh giò, bánh đa kê,... và đặc biệt là bánh chưng. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, ở làng Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội lại rộn ràng hơn nữa bởi từ cửa ngõ đã hàng trải dài đào, quất được bày bán cho đến những nhà gói bánh chưng.

Người dân rất tiện ghé mua
Bánh chưng ngon được gói ở Làng Bạc, Phú Thượng, Tây Hồ. Ở đây tuy không nhiều lò bánh, nhưng làng lại có những dòng họ lớn chuyên làm bánh chưng từ bao đời nay. Có lẽ vì thế mà bánh chưng làng Bạc được nhiều người Hà Nội ví là “bánh chưng vàng, chưng bạc” bởi giá đắt và chất lượng cũng thuộc loại ngon nhất nhì trong số các làng làm bánh quanh Thủ đô. Không có nhiều hộ trong làng làm nghề bánh, nhưng lượng bánh của làng cung cấp ra thị trường chiếm từ 20%-30% thị phần.

Bí quyết nằm ở tay gói bánh. Và những nghệ nhân gói bánh chưng làng Bạc luôn thuộc 10 chữ “vàng” để tạo nên thương hiệu bánh chưng làng Bạc là “thịt nằm kín trong đỗ, đỗ nằm kín trong gạo”. Thế nên bánh chưng làng Bạc luôn luôn có hương thơm, dền, đầy đặn, vừa ăn nên khách hàng rất chuộng. Nhiều người ăn bánh nơi đây đều đánh giá như vậy. Bánh làng Bạc là một trong số những làng nghề làm bánh chưng nổi tiếng.

Nổi bật trong làng làm nghề gói bánh chưng lâu năm nhất phải kể đến gia đình ông Lăng, bà Tí. Ông Lăng được truyền lại từ đời ông bà, bố mẹ đến đời ông làm gói bánh chưng đi bán. Tôi đến đúng lúc ông Lăng, bà Tí đang tất bật gói bánh chưng cho buổi chợ sớm ngày mai.

Bà Tí với đôi tay nhanh nhẹn gói bánh
Tay nhanh thoăn thoắt gói từng chiếc bánh vào những lớp lá dong xanh mướt, 4 chiếc lạt trắng điểm tô, bà Tí tiếp chuyện tôi: "Ở làng này còn gần 10 nhà gói bánh chưng thôi, các nhà chuyển sang làm xôi và bánh giò là nhiều".

Thịt bọc tròn trong đỗ xanh
Như vậy, nghề truyền thống gói bánh chưng đang dần mai một ở làng quê Phú Thượng. Ngày trước số lượng nhà gói bánh chưng còn khá nhiều nhưng nay vơi dần vơi dần.

Gạo nếp trắng
Để chiếc bánh chưng ngon phải dùng gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo phải sóng, đẹp, tròn, thơm, thịt lợn ba chỉ sạch, đỗ được ngâm, rửa sạch sẽ. Lá dong được thu gom mua buôn của người dân quanh làng. Gạo được nhập về hàng tấn gạo/lần.

Chiếc bánh đầy ắp nhân
Một chiếc bánh chưng với giá từ 40.000 đồng - 60.000 đồng/chiếc được bán quanh năm. Cứ sáng là chuẩn bị các đồ cần thiết và chiều bắt đầu gói bánh chưng. 18h tối là cho bánh chưng vào nồi luộc, cứ 2 tiếng lại đổ thêm nước 1 lần. Bánh chưng luộc 9 tiếng, đến 4h sáng hôm sau, vớt ra, rửa sạch để ráo nước cho khô, 5h sáng ông Lăng, bà Tí lại chia nhau đi các chợ Kẻ Vẽ, chợ Xuân La, chợ Xuân Đỉnh,... 8h sáng về đến nhà, nghỉ ngơi, chuẩn bị rửa lá, ngâm đỗ, ngâm gạo. Ăn trưa rồi ngủ trưa đến 15h chiều là bắt tay gói bánh chưng và luộc bánh vào một mẻ bánh chưng cho ngày hôm sau.

Một chiếc bánh hoàn chỉnh khi được gói xong
Ngày thường thì ông Lăng, bà Tí mang đi bán với số lượng tầm 120 cái/ngày. Ngày rằm, mùng 1 thì số lượng tăng lên tầm 200 - 300 cái/ngày. Riêng gần Lễ, Tết thì số lượng tăng lên 500 - 700 cái/ngày. Dịp Tết là lúc ông Lăng, bà Tí làm với số lượng lên đến hơn 10.000 chiếc bánh. Đến gần Tết, ông Lăng, bà Tí thuê thêm nhân công để làm cho kịp giao cho các nhà hàng, hội chợ, đổ buôn ở các chợ,…

Từ trước, bánh chưng được đun bằng củi nhưng nay đã hiện đại hơn đun bằng điện nhưng độ ngon của bánh chưng vẫn được giữ nguyên vẹn và người làm cũng đỡ độc cùng với đó ô nhiễm môi trường đều giảm bớt, sạch sẽ, gọn gàng.

Nép đẹp lao động, rộn ràng không khí ngày Tết
Bà Tí cho biết: "Ngày ngủ ít, đêm thức canh bánh. Chúng tôi chi 42 triệu đồng để lắp điện 3 pha để làm hệ thống điện cho 4 nồi bánh chưng. Chi phí bỏ ra cũng nhiều nhưng được sự tiện lợi mang lại, sạch sẽ, đỡ độc và ô nhiễm môi trường khi đun bằng điện. Mặc dù vậy, bánh chưng vẫn dẻo, thơm, ngon như trước đun bếp củi đấy".

Ông Lăng gói bánh chưng bằng tay không dùng khuôn
Tay đổ nhân vào lá dong, ông Lăng chia sẻ: "Làm bằng khuôn thì bánh nhão không được chắc bánh, bánh phải gói bằng tay thì đẹp, vuông bánh, nhân chắc mang đến vẻ đẹp hoàn chỉnh cho chiếc bánh từ bên ngoài vào đến bên trong".

Bánh chưng được đun điện
Nhiều gia đình làm xôi, kê đem đi bán, làm gói bánh chưng cũng ít dần nhưng không để mai một và đặc biệt luôn luôn giữ vị truyền thống. Để bánh chưng giữ nguyên màu xanh của lá dong khi chín là phải thay nước thường xuyên, chắt hết nước trong nồi, cho bánh ngâm trong nước mới, rửa thật sạch khi bánh đã chín.

Mỗi nhà có 1 kiểu thiết kế nồi riêng biệt cho thuận tiện
Mỗi chiếc bánh kỳ công nhưng lãi không được mấy, theo ông Lăng thì làng nghề chỉ "lấy công làm lãi", ăn lãi bằng số lượng bán ra, nhiều thì được nhiều, ít thì được ít. Giờ ông bà đã có tuổi, chỉ theo được nghề gia truyền này để kiếm sống.

Bánh chưng của ông Mười, bà Hồng đã xong mẻ cuối cùng
Không chỉ có nhà ông Lăng, bà Tí làm nghề này mà trong làng có gần 10 hộ gia đình gói bánh chưng bán quanh năm. Tôi ghé thăm nhà ông Mười, bà Hồng là lúc ông bà vừa hay gói xong mẻ bánh chưng cuối cùng và đem cho vào nồi để luộc.

Ông bà cho mẻ cuối vào nồi
Ông Mười, bà Hồng làm nghề từ 5, 6 năm nay, đặc biệt ông bà còn dạy nghề cho những ai theo học. Vẫn là những chiếc nồi chạy bằng điện to, xếp đầy bánh chưng bốc khói thơm lừng. Tay cho bánh vào nồi, tay tiếp chuyện tôi, ông Mười cho biết: "Một chiếc bánh chưng giá từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/chiếc. Chủ yếu nhà làm xôi, bánh chưng, ai đặt bao nhiêu làm bấy nhiêu. Cứ sáng sáng là mang ra chợ Bưởi đổ buôn".

Một mùa xuân với niềm vui mới đã đến với những người theo nghề truyền thống
Trong không khí vui Tết, vui Xuân, thưởng thức một miếng bánh chưng mới cảm nhận được cái hương vị đậm đà của một loại bánh truyền thống. Cứ như vậy, vào dịp Tết đến Xuân về, những hộ gói bánh chưng ở Làng Bạc lại nổi lửa ngày đêm để cho ra những chiếc bánh ngon nhất, đẹp nhất đưa đến tay khách hàng.
Nguyễn Trang (thực hiện)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Những thói quen giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, đặc biệt đối với người cao tuổi. Việc xây dựng những thói quen lành mạnh không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Theo các chuyên gia y tế, để duy trì thể trạng tốt khi về già, người cao tuổi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, giấc ngủ khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.March 14 at 4:07 pm -
Codoca Coffee sữa non giúp khởi đầu ngày mới đầy năng lượng và sức khỏe
Ngày nay, trong cuộc sống bận rộn, việc duy trì một lối sống khỏe mạnh và năng động là điều không dễ dàng. Với công việc văn phòng căng thẳng hay những giờ làm việc dài đằng đẵng, một ly cà phê sáng chính là nguồn năng lượng tuyệt vời giúp bạn thức tỉnh và bắt đầu ngày mới đầy hứng khởi.March 14 at 4:05 pm -
Sữa bỉm Thuận Vũ - Top địa chỉ mua sắm mẹ & bé uy tín tại Phú Thọ có gì đặc biệt?
Sữa bỉm Thuận Vũ – Hệ thống cửa hàng mẹ & bé tại Phú Thọ, chuyên cung cấp sản phẩm chính hãng, đầy đủ sản phẩm hỗ trợ mẹ và giúp bé phát triển.March 14 at 12:16 pm -
Chiến dịch “Thoát Chàm 2025” bước vào giai đoạn điều trị – Cuộc hành trình thay đổi diện mạo chính thức khởi động
Thoát Chàm 2025 là chiến dịch do Phòng khám Da liễu OHIO tổ chức nhằm hỗ trợ người có tình trạng chàm bớt tiếp cận điều trị bằng công nghệ tiên tiến. Sau giai đoạn casting và tuyển chọn những thí sinh sẽ bước tiếp tới giai đoạn điều trị chàm bớt, chạm gần hơn tới ước mơ “thoát chàm”.March 13 at 9:26 am