Vì sao măng tươi lại gây hại cho gan?

Măng tươi là món ăn phổ biến trong bữa cơm hàng ngày, nhưng nếu không được chế biến đúng cách, nó có thể âm thầm gây tổn thương gan.
03/07/2025 16:21

 Thói quen sử dụng măng tươi 

Thói quen sử dụng măng tươi của người Việt thường gắn liền với các món canh, bún, miến hoặc xào. Măng được ưa chuộng nhờ độ giòn, mát và dễ kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn sử dụng măng tương, một loại măng muối truyền thống như một phần không thể thiếu trong bữa ăn. Tuy nhiên, có khá nhiều lời truyền miệng cảnh báo rằng ăn măng tươi hoặc măng tương không được chế biến kỹ có thể gây hại cho gan, thậm chí dẫn đến ngộ độc.

Empty

 Măng tươi được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau (Ảnh minh họa)

Thành phần độc tố trong măng gây hại cho gan

Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, trong 100g măng tươi có đến 92g nước, khoảng 1,9g đạm thực vật (protid), 2,5g tinh bột (glucid) và đặc biệt chứa từ 3,9 đến 4,5g chất xơ. Măng cũng cung cấp lượng khoáng chất vi lượng như sắt, canxi và phốt pho… là những thành phần thiết yếu giúp xương chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, măng tươi hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả và giúp kiểm soát cân nặng.

Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích dinh dưỡng, măng tươi, đặc biệt là các loại măng củ, cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến gan. Một hợp chất đáng chú ý có trong măng là cyanogenic glycoside. Khi vào cơ thể, chất này bị phân giải trong môi trường axit dạ dày, tạo ra hợp chất có khả năng ức chế enzym hô hấp tế bào, dẫn đến thiếu ô-xy trong tế bào.

Gan là cơ quan chính chịu trách nhiệm chuyển hóa và thải độc trong cơ thể. Khi phải xử lý lượng lớn chất độc từ măng, gan sẽ bị quá tải và tổn thương lâu dài. Điều này càng nguy hiểm hơn với những người đã mắc các bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ hoặc men gan cao.

Empty

 Xử lý măng đúng cách để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh minh họa)

Cách xử lý măng đúng cách, khử sạch độc tố 

- Ngâm măng trong nước vo gạo: sau khi đã luộc sơ măng từ 2-3 lần, chuyển măng sang ngâm với nước vo gạo trong khoảng 2 ngày. Trong nước vo gạo có tính kiềm nhẹ, hỗ trợ trung hòa các hợp chất gây độc, đồng thời khử mùi hăng và vị đắng hiệu quả.

- Ngâm với nước vôi trong: đây cũng là một phương pháp được nhiều gia đình áp dụng để sơ chế măng tươi an toàn. Sau khi bóc vỏ măng bạn hãy đem măng ngâm trực tiếp trong dung dịch nước vôi loãng. Cách làm này không chỉ giúp loại bỏ phần mủ đắng mà còn giữ cho măng có màu trắng tự nhiên, đồng thời tạo độ giòn hấp dẫn khi chế biến món ăn.

- Ngâm măng qua đêm bằng nước sạch: đây là cách làm đơn giản nhất, nhưng nó phụ thuộc vào việc thay nước thường xuyên và thái nhỏ măng để tăng diện tích tiếp xúc, giúp giải phóng độc tố tốt hơn. 

Empty

 Ngâm bằng bằng nước sạch là cách đơn giản nhất (Ảnh minh họa)

Bạn có thể thử nấu canh măng hầm cùng xương hoặc thịt gà đã được luộc kỹ để loại bỏ độc tố. Măng nên được ngâm, luộc kỹ nhiều lần trước khi chế biến để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, món măng xào lòng gà với gia vị vừa phải cũng là lựa chọn ngon miệng và tốt cho sức khỏe.

Thảo Nguyên (Tổng hợp)

comment Bình luận