Thông tin cần biết về xuất huyết ở trẻ nhỏ

Xuất huyết là gì: xuất huyết là chảy máu ra khỏi mạch máu, xuất huyết có thể gây chảy máu ra bên ngoài cơ thể như chảy máu mũi, chảy máu nướu, bầm da, chấm xuất huyết, đứt tay chảy máu... ,hay chảy máu nội tạng như chảy máu não, dạ dày, phổi, ổ bụng…
21/02/2023 14:33

Xuất huyết nguy hiểm như thể nào: xuất huyết có thể rất nhẹ hoặc rất nguy kịch tùy thuộc vào vị trí chảy máu, mức độ nặng của vết thương, cách xử lý và điều trị ban đầu kịp thời cũng như  bệnh lý rối loạn đông cầm máu kèm theo.

Khi nào cần đi tới bệnh viện để thăm khám:

Ở trẻ bình thường, đa số các trường hợp chảy máu có thể kiểm soát tốt với các xử lý ban đầu.

image001---Copy-1

(Ảnh minh họa)

Thân nhân cần lưu ý đưa trẻ đi khám ngay nếu có một trong các trường hợp sau:

- Chảy máu nguy kịch: chấn thương, nghi xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết ổ bụng, tiểu ra máu, chảy máu lượng nhiều..

- Chảy máu nhiều nơi (ví dụ vừa chảy máu cam, vừa bầm da...)

- Chảy máu cam hoặc chảy máu vết thương nhỏ: kéo dài hơn 10 phút với các xử lý cầm máu ban đầu

- Chảy máu kéo dài sau nhổ răng, phải can thiệp khâu cầm máu lại hay chèn gạc cầm máu lại.

- Nhiều hơn 5 mảng bẩm da (> 1cm) đặc biệt ở những vùng không hay bị va chạm như bụng, ngực, lưng..

- Kinh nguyệt: phải thay băng vệ sinh thường xuyên < 2 giờ, có máu đông hoặc máu chảy thành dòng, ra kinh nhiều gây thiếu máu thiếu sắt, hay phải dùng các thuốc cầm máu.

- Xuất huyết cơ hoặc xuất huyết khớp đặc biệt khi xuất huyết tự nhiên hay khi chỉ va chạm nhẹ.

- Chảy máu cuống rốn kéo dài

- Tiền căn: xuất huyết tái đi tái lại> 5 lần/ 1 năm.

- Tiền căn gia đình bị bệnh máu khó đông.

Các bệnh nào có thể gây xuất huyết bệnh lý: bệnh hemophila, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh giảm chất lượng tiểu cầu, bệnh suy tủy, bệnh ác tính, dùng các loại thuốc có tác dụng phụ chảy máu: suy gan, nhiễm trùng nặng, sốt xuất huyết…

Theo Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố

comment Bình luận

largeer