Thực đơn tham khảo cho người mỡ máu cao: Nên – Không nên ăn gì?

Mỡ máu cao là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp. Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, lựa chọn thực đơn hàng ngày cho người bị mỡ máu cao phù hợp sẽ góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả.
29/03/2022 16:35

Bệnh mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, làm tăng chỉ số mỡ xấu và giảm chỉ số mỡ tốt. Theo thời gian, mỡ xấu sẽ bám vào thành mạch gây xơ vữa động mạch, làm gia tăng tình trạng tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tiểu đường tuýp 2...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu nhiễm mỡ như: tuổi tác, căng thẳng, stress, lối sống ít vận động, và đặc biệt là chế độ ăn bất hợp lý. Vì vậy, để giảm lượng mỡ trong máu, nên bắt đầu bằng việc điều chỉnh thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng biết cách xây dựng thực đơn hợp lý để kiểm soát Cholesterol tăng cao.

anh-1

Nguyên tắc xây dựng thực đơn hằng ngày cho người mỡ máu cao

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ cần đảm bảo vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa tránh làm tăng các chỉ số mỡ xấu, cụ thể:

Thực đơn cần chứa nhiều rau quả, chất xơ

Mỗi ngày cần ăn ít nhất 400 gam rau quả để tăng cường chất xơ, giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể.

Người bệnh nên ăn các loại trái cây tươi nhiều màu sắc, rau xanh lá, các loại nấm, ngũ cốc nguyên hạt…

Giảm lượng tinh bột

Ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng chuyển hóa Triglyceride, khiến mỡ máu tăng cao. Những loại thực phẩm giàu tinh bột phổ biến là khoai tây, khoai lang, cơm trắng...

Người bệnh nên thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt, hoặc ăn bún, miến, bánh phở… để hạn chế lượng tinh tinh bột nạp vào cơ thể. Với người lao động chân tay nhiều có thể ăn tới 0,5 kg gạo lứt mỗi ngày. Tuy nhiên, người làm công việc hành chính văn phòng chỉ nên ăn khoảng 0,3 kg/ngày

Bổ sung thực phẩm giàu Omega-3, Omega-6

Các thực phẩm giàu Omega-3, Omega-6 trong cá béo, dầu thực vật… không chỉ có tác dụng làm giảm Cholesterol mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Do đó, để cải thiện tình trạng mỡ máu cao, nên ưu tiên bổ sung các món ăn từ cá vào thực đơn như: cá trích, cá hồi, cá mòi… và dầu có nguồn gốc thực vật trong thực đơn hàng ngày. Nên ăn cá từ 2-3 lần/tuần, sử dụng dầu lạc, dầu oliu thay cho mỡ động vật.

Thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng

Trong thịt đỏ có chứa hàm lượng Cholesterol cao làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu. Do đó người bệnh cần kiêng hoặc hạn chế loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó nên tránh các loại thịt mỡ, thịt có gân, da, nội tạng động vật...

Theo các chuyên gia những người bị mỡ máu cao có thể thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như cá, gà, vịt....

Hạn chế muối trong các món ăn

Ăn nhiều muối không chỉ khiến tình trạng máu nhiễm mỡ trầm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch, bệnh thận… Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh sử dụng muối bột, thay thế bởi gia vị thảo mộc, lựa chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.

Ưu tiên ăn các món hấp luộc trong thực đơn

Chế biến các món hấp, luộc giúp hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể so với các món chiên, xào, nướng… Từ đó khiến thực đơn cho người mỡ máu cao thanh nhẹ và mạnh khỏe hơn.

Bên cạnh đó, các món ăn hấp, luộc sẽ đảm bảo lưu giữ được dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Tham khảo thực đơn một tuần cho người máu nhiễm mỡ

anh-2

Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống, người bệnh cần kết hợp tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, nên lựa chọn các bài tập, môn thể thao phù hợp với sức khỏe như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, đánh cầu lông, khiêu vũ….

Giải pháp song hành cùng thực đơn ăn uống hỗ trợ giảm mỡ máu

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện là cần thiết để ổn định các chỉ số mỡ máu cũng như phòng ngừa mỡ xấu tăng cao. Tuy nhiên với người đang bị rối loạn mỡ máu, nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm Cholesterol và Triglyceride để đưa các chỉ số mỡ máu về mức bình thường. Trong đó, nên ưu tiên các sản phẩm thảo dược lành tính, thân thiện với sức khỏe.

Mỡ máu Tâm Bình là sản phẩm được tin dùng trong hỗ trợ giảm mỡ máu, đạt Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích. 

Mỡ máu Tâm Bình có thành phần: Lá sen, Giảo cổ lam, Trạch tả, Nần vàng, Actiso, Sơn tra, Ngưu tất, Nanocurcumin và Cam Bergamot. Trong đó, Nanocurcumin (dạng lỏng - nhập khẩu Đức) có tác dụng chống oxy hóa, tiêu mỡ, giảm Cholesterol, độ hấp thu gấp 185 lần Curcumin thông thường. Cam Bergamot (chiết xuất Cam Địa Trung Hải với hơn 440 nghiên cứu trong hỗ trợ điều trị mỡ máu) giúp giảm đồng thời 3 chỉ số: Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL-Cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Các thảo dược như Giảo cổ lam, Actiso, Trạch tả hỗ trợ bổ gan, tăng cường chức năng gan. Đặc biệt Ngưu tất và Sơn tra trong Mỡ máu Tâm Bình giúp tăng cường chuyển hoá thức ăn, tránh lắng đọng mỡ, ngăn ngừa các lớp mỡ bám vào thành mạch.

anh-3

Sự kết hợp hài hòa giữa các dược liệu cổ truyền và tinh chất hiện đại đã giúp cho Mỡ máu Tâm Bình có công dụng hỗ trợ hạ mỡ máu, giảm Cholesterol và Triglyceride; hỗ trợ giảm mỡ gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ. Đồng thời, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu gây huyết áp cao, tai biến mạch máu não, xuất huyết mạch máu; thanh nhiệt giải độc và bảo vệ gan.

Bạn có thể tìm mua Mỡ máu Tâm Bình tại các nhà thuốc gần nhất hoặc đặt mua trực tiếp chính hãng thông qua:

- Dược Phẩm Tâm Bình: Số 349 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

 - Website: https://tambinh.vn/

 >> Link đặt hàng trực tuyến để nhận ưu đãi đặc biệt tại đây!

 Để biết thêm thông tin về sản phẩm hoặc giải đáp thắc mắc bệnh mỡ máu cao, vui lòng liên hệ hotline 0343.44.66.99.

 * Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Vũ Trang

comment Bình luận

largeer