Thủng ruột sau khi ăn ốc, “thủ phạm” là thói quen nhiều người Việt mắc phải

Vừa qua, một bệnh nhi tới khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trong tình trạng đau bụng nhiều ngày không rõ nguyên nhân. May mắn thay, ê-kíp cấp cứu của bệnh viện đã xử trí kịp thời, bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
18/01/2021 11:58

 

Vô tình nuốt tăm khi ăn ốc, hậu quả khôn lường

Bệnh nhân nhi N.T.H.M, nữ, 10 tuổi (ở Ba Đình, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng  đau bụng ở bên trái nhiều ngày. Theo lời kể của gia đình, trẻ đau bụng âm ỉ  nhiều ngày, đau quanh vùng rốn và ở bên trái, đau không liên quan tới bữa ăn.

Trước đó, trẻ đã đi khám và điều trị tại bệnh viện khác được chẩn đoán viêm dạ dày và điều trị theo đơn thuốc viên dạ dày (PPI, men tiêu hóa). Tuy nhiên, sau nhiều ngày không thấy trẻ đỡ, tiếp tục nôn nhiều, nôn ra thức ăn, đau nhiều vùng bụng bên trái hơn, gia đình được người quen giới thiệu đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám.

Tiếp nhận ca bệnh là ThS.BS Trần Tuấn Anh - Chuyên khoa Nhi, BVĐK MEDLATEC, sau khi nhận định tình hình, bác sĩ đã hỏi tiền sử ăn uống của trẻ, tuy nhiên gia đình không nhớ rõ có phải do đã ăn ốc trước đó.

Bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu chỉ định xét nghiệm, thăm dò chức năng cơ bản (xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ổ bụng không chuẩn bị), kết quả không phát hiện bất thường. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đau bụng, nhận thấy tình hình bệnh phức tạp, các bác sĩ hội chẩn liên chuyên khoa và nghĩ đến nguyên nhân hiếm gặp ở trẻ như: dị vật bỏ sót, hoặc viêm túi thừa Meckel,... nên được chỉ định chụp CT ổ bụng để tìm dị vật.

me1

Chiếc tăm dài 6 cm đâm xuyên quai ruột non và đại tràng trái của bệnh nhi

Sau 15 phút chụp, kết quả không nằm ngoài dự đoán, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy dị vật dài 6cm đâm xuyên quai ruột non và đại tràng bên trái. Ngay sau đó, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật và sức khỏe hiện tại của cháu M., ổn định, dị vật lấy ra là chiếc tăm nhọn.

Ai dễ mắc dị vật?

Theo bác sĩ Tuấn Anh, nguy cơ mắc dị vật có thể gặp bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới, tuy nhiên, những đối tượng dễ mắc hơn gồm:

 - Trẻ em hay có thói quen ngậm, mút các đồ vật trong khi chơi, ăn.

 - Người có răng yếu, hoặc có răng giả.

 - Người cao tuổi, người mắc bệnh tâm thần.

 - Người có thói quen ăn uống không cẩn thận (ăn nhanh, nuốt vội…).

 - Có tiền sử phẫu thuật dạ dày - tá tràng (cắt dạ dày - tá tràng, nối vị tràng…).

 - Người có bệnh lý ở dạ dày - tá tràng: hẹp môn vị làm ứ đọng thức ăn hoặc người có bệnh viêm tụy mạn.

m2

 

Mắc dị vật đường tiêu hóa cần phải đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời (ảnh minh họa)

Dị vật đường tiêu hóa rất đa dạng, có thể là đồ chơi, xương gà, xương cá, tăm... Đặc biệt, ở các nước châu Á, người dân có thói quen sử dụng tăm để vệ sinh răng nên tăm  là một trong những di vật thường gặp.

Biến chứng nguy hiểm từ dị vật trong đường tiêu hóa

Mắc dị vật đường tiêu hóa gây hậu quả khó lường đối với bệnh nhân. Chia sẻ về biến chứng nguy hiểm khi có dị vật sắc nhọn trong đường tiêu hóa, bác sĩ Tuấn Anh cho biết: “Nếu mắc phải dị vật sắc nhọn trong thời gian dài mà không được phát hiện có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra xuất huyết tiêu hóa, dị vật này có thể đâm thủng ống tiêu hóa gây áp-xe trong thành ống tiêu hóa hoặc viêm phúc mạc... Nguy hiểm nhất là dị vật ở thực quản có thể đâm vào động mạch chủ gây tử vong tức thì. Một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị ngộ độc do các thành phần là các chất độc có trong dị vật”.

Xử trí khi mắc dị vật

Trường hợp nghi ngờ mắc dị vật, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được xử trí đúng và kịp thời (gắp dị vật qua nội soi tai-mũi-họng hay nội soi dạ dày). Trường hợp thường bị bỏ sót là những dị vật không cản quang khó phát hiện bởi những xét nghiệm, thăm dò cơ bản mà phải được thăm khám cẩn thận, tỉ mỉ và làm thêm các kĩ thuật hiện đại như chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI).

Qua đây, bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo người dân nên bỏ thói quen sử dụng tăm, thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đầy đủ các chuyên khoa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Đối với bệnh lý tiêu hóa ở trẻ, khoa Nhi phối hợp với chuyên khoa Tiêu hóa giải quyết triệt để vấn đề bệnh lý cho người bệnh.

m3

BVĐK MEDLATEC trang bị hệ thống máy móc hiện đại hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác

Chuyên khoa quy tụ được đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm như: PGS.TS Trần Việt Tú; ThS. BS Trần Tuấn Anh, ThS.BS Phí Thị Quang; BS Bùi Văn Long,… Bên cạnh đó, với hệ thống máy móc hiện đại phục vụ chẩn đoán như MRI, Chụp CT Scanner , X-quang, nội soi gây mê… chuyên khoa đã làm hài lòng hàng triệu người bệnh tới khám tại đây.

Để được giải đáp và đặt lịch khám nhanh nhất, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.

                                                                                                                                                                         Vũ Hường

comment Bình luận

largeer