Tiềm năng phát triển cây dược liệu khu vực Tây Bắc và Đông bắc Việt Nam

Theo kết quả khảo sát thực tế và các kết quả nghiên cứu do Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Tài Nguyên Xanh thực hiện từ 2015-2020 thì tiềm năng phát triển cây dược liệu tại Việt nam nói chung và các tỉnh khu vực phía Bắc, đặc biệt là vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có rất nhiều tài nguyên và lợi thế để phát triển.
17/12/2022 17:44

Trong những năm gần đây, khi Chính phủ ban hành chủ trương phát triển cây dược liệu nhằm thực hiện chiến lược thay đổi cơ cấu cây trồng, các Tỉnh thành địa phương cũng tích cực qui hoạch, xúc tiến đầu tư cây dược liệu mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của người dân và doanh nghiệp.

Về đất đai, do đặc thù quản lý đất đai thiếu tính chiến lược và khoa học từ nhiều năm trước, tài nguyên đất đai bị xé lẻ và vai trò cũng như việc xác định quyền sử dụng đất không rõ ràng là khó khăn lớn nhất để đầu tư qui mô lớn. tuy nhiên, các tỉnh khu vực Tây bắc và Đông bắc của Bắc bộ, vấn đề dành mặt bằng để canh tác vẫn còn nhiều hướng để ưu tiên xem xét. Trong đó có thể khai thác nguồn quỹ đất trong dân và đất rừng đã giao cho dân quản lý nếu vận dụng tốt, thay đổi được nhận thức của người dân và có quan điểm nhất quán từ các cấp chính quyền địa phương trong quan hệ hợp tác, đầu tư thì vấn đề tổ chức nguồn đất vẫn có nhiều giải pháp để lựa chọn. Chính phủ cũng đã có những chính sách mở hướng cho quỹ đất phát triển dược liệu dưới tán rừng theo hình thức thuê môi trường rừng nhưng các địa phương vì nhiều lý do vẫn chưa mạnh dạn đưa quỹ đất này vào qui hoạch phát triển dược liệu vì: Riêng khu vực phía Bắc đã tìm thấy, thu thập được hơn 80 loại có các loại dược chất có thể khai thác thương mại với giá trị kinh tế cao nếu phát triển được vùng trồng nguyên liệu; khoảng 50 loại dược liệu hạng trung bình có mức giá từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng /kilogram khô; 18 loại thuộc nhóm quý hiếm và đặc biệt quý hiếm. Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng tiềm năng phát triển cây dược liệu Việt Nam nói chung và khu vực các tỉnh vùng núi phía Bắc nói riêng rất lớn và có nhiều thuận lợi để đạt được hiệu quả kinh tế cao.

c3

(Ảnh minh họa)

Về công nghệ chế biến

Trong chuỗi gia tăng giá trị của các loại hàng hóa thực phẩm; dược phẩm thì chế biến chiếm tỷ lệ cao nhất. Chính sách vể công nghệ chế biến dược phẩm đã được nêu khá rõ về tiêu chí trong Nghị định 63/NĐ-CP và Quyết định số 376/QĐ-TTg. Của Thủ tướng Chính phủ. Trên thực tế công nghiệp chế biến dược liệu của Việt Nam đang có xu hướng đi trước qui hoạch nguyên liệu. Hiện Việt Nam đã có nhiều nhà máy, cơ sở chế biến dược liệu ở nhiều qui mô khác nhau trên khắp cả nước. Trong đó đa số là chiết xuất tinh dầu hoặc sơ chế bằng công nghệ gia nhiệt. Thực trạng này là một thuận lợi cho phát triển nhóm cây dược liệu thông thường, khai thác và sử dụng sản phẩm dạng thô trong tương lại gần khoảng 5-7 năm nhưng về lâu dài sẽ là một hạn chế lớn do phương pháp gia nhiệt trong chế biến dược liệu thuộc loại công nghệ đơn giản, chỉ phù hợp sơ chế và áp dụng tốt với các loại dược chất có cấu trúc bền vững, chấp nhận tỷ lệ hao hụt cao. Đối với các loai dược chất quý hiếm hoặc đặc biệt quý hiếm, giá trị kinh tế đắt đỏ thường có tỷ lệ rất thấp trong dược liệu, nhiều loại nhóm này có cấu trúc hữu cơ dễ đứt gãy do nhiệt thì cần có những nhà máy công nghệ tiên tiến với trang thiết bị hiện đại hơn.

Ths. Trịnh Xuân Thủy

comment Bình luận

largeer