Tiểu đêm là dấu hiệu cao huyết áp

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản gần đây cảnh báo, tiểu đêm có thể liên quan đến chứng cao huyết áp và ăn nhiều muối.
24/02/2023 17:28

Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Satoshi Konno tại bệnh viện Tohoku Rosai dẫn đầu đã thu thập thông tin về chỉ số huyết áp và chứng tiểu đêm của 3.749 người. Kết quả cho thấy ban đêm thức dậy đi tiểu có liên quan tới việc tăng 40% nguy cơ cao huyết áp và nguy cơ này tỷ lệ thuận với số lần tiểu trong một đêm. Những người có huyết áp ít nhất 140/90mmHg hoặc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp được xem là cao huyết áp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các nguyên nhân phổ biến của chứng tiểu đêm là cơ thể hấp thu dịch lỏng quá nhiều, rối loạn giấc ngủ và tắc nghẽn bàng quang. Thông thường những người không bị chứng tiểu đêm có thể ngủ một giấc dài đến 8 tiếng, ngược lại bệnh nhân mắc bệnh này có thể phải giải quyết “nỗi buồn” 2-6 lần trong đêm. 

Theo giải thích của Tiến sĩ Konno, mối quan hệ giữa tiểu đêm và cao huyết áp có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm lối sống, tiêu thụ muối và đặc điểm gien. Nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng ăn quá nhiều muối và cao huyết áp ảnh hưởng xấu đến chứng tiểu đêm. Những phát hiện này cho thấy kiểm soát hợp lý lượng muối hấp thu và chỉ số huyết áp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng tiểu đêm.

Ngoài ra, tiểu đêm cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác.

Theo Medical News Today

comment Bình luận

largeer