Ngăn ngừa viêm phổi ở trẻ nhỏ khi thời tiết nồm ẩm như thế nào?

Vào thời tiết nồm ẩm của mùa xuân, trẻ thường có dấu hiệu chảy nước mũi, sốt, ho,... dễ tiến triển thành viêm phổi, vậy cách ngăn ngừa bệnh diễn tiến, cha mẹ cần xử trí như thế nào?
23/02/2023 10:49

Khi trẻ có dấu hiệu như chảy nước mũi trong, sốt, ho trong điều kiện thời tiết nồm ẩm, cha mẹ cần xử trí như thế nào? Cách ngăn ngừa bệnh diễn tiến thành viêm phổi?

Thời tiết nồm ẩm là điều kiện rất thuận lợi cho những bệnh lây truyền do virus gia tăng. Trời có mưa phùn khiến độ ẩm cao, cường độ tia UV đến từ ánh nắng ít, làm giảm khả năng diệt vi khuẩn, virus, khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh, trong đó có các bệnh về hô hấp. Trong trường hợp, trẻ có các biểu hiện ho, chảy mũi, sốt, khò khè, thở rít cần kịp thời đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Phụ huynh nên từ bỏ thói quen tự chẩn đoán và mua thuốc hạ sốt, kháng sinh tại quầy để tự điều trị tại nhà bởi rất dễ gây đề kháng thuốc cũng như các biến chứng nguy hiểm.

viem-phoi-1646191117738386388464

(Ảnh minh họa)

Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ chưa biết nói, cha mẹ cần quan sát các biểu hiện bất thường của trẻ thường xuyên như khóc quấy, khó chịu, ngủ li bì để phát hiện các bệnh lý kịp thời. 

Để ngăn ngừa biến chứng viêm phổi cha mẹ lưu ý:

- Phải vệ sinh mũi sạch sẽ, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để tránh mầm bệnh lưu lại trong cơ thể.

- Rửa tay sạch sẽ, vệ sinh thân thể cho bé.

- Áo quần của trẻ nên sử dụng các vật liệu thoáng mát và được thay thường xuyên, không được để ẩm ướt tránh tình trạng ủ ấm quá trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi và thấm ngược lại vào cơ thể gây viêm phổi.

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, đối với trẻ nhỏ nên cho bú sữa mẹ.

- Nhà cửa phải được thông thoáng, khô ráo, có thể hạn chế độ ẩm bằng máy hút ẩm.

- Hạn chế trẻ ra đường trong điều kiện lạnh, mưa rét.

- Những trẻ có sức đề kháng kém nên tiêm vaccine phòng viêm phổi.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

comment Bình luận

largeer