TP. HCM cứu sống trẻ 6 tháng tuổi bị mắc kim băng trong đường tiêu hóa

Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng thành phố tiếp nhận một trường hợp trẻ Ng H K A. 6 tháng tuổi, nam, ngụ ở xã tân Quý Tây, Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong tình trạng bứt rứt, khó thở, quấy khóc, miệng nhiều đàm nhớt.
23/08/2022 09:18

Trước đó 1 giờ trẻ nằm chơi bình thường, mẹ giữ bé để lên giường, đi xuống nhà bếp pha sữa cho bé bú, trong lúc mẹ trẻ đang pha sữa, đột ngột nghe trẻ khóc thét, mẹ liền chạy lên thấy trẻ bứt rứt dãy dụa khóc to, miệng nhiều đàm nhớt. Mẹ bồng trẻ lên dỗ, phát hiện cây kim băng cài “lá bùa” trên áo bé bị mất, còn “lá bùa” rơi trên giường nên tức tốc đưa trẻ đến bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

ak

Dị vật đường tiêu hóa là cây kim băng, được nội soi và gắp ra

Tại đây ghi nhận trẻ thở mệt, ho sặc sụa, nhiều đàm nhớt mũi miệng, quấy khóc liên tục, được cấp cứu thở oxy, hút đàm nhớt mũi miệng, thiết lập đường truyền, chụp Xquang ngực bụng, ghi nhận cây kim băng nằm trong đường tiêu hóa, ở tư thế bật ra, mủi kim nhọn nguy cơ đâm thủng ruột nên được hội chẩn với các chuyên khoa tiêu hóa, gây mê hồi sức, hô hấp, tai mũi họng quyết định nội soi tiêu hóa khẩn dưới sự phối hợp hỗ trợ của các chuyên khoa.

Kết quả nội soi tiêu hóa ghi nhận kim băng nằm vùng hang vị của dạ dày, nên được gắp ra theo cách an toàn nhất (đầu nhọn kim băng được “kẹp che phủ”, kéo nhẹ từ từ đi qua khỏi dạ dày, tâm vị, thực quản, kiểm tra nội soi đường tiêu hóa lại, ghi nhân trầy sướt nhẹ niêm mặc vùng hang vị, không thấy tổn thương thủng, chảy máu.

Trẻ được tiếp tục điều trị tại khoa tiêu hóa, điều trị thuốc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, theo dõi tình trạng xuất huyết và biến chứng tổn thương ruột, thủng ruột. Qua trường hợp này chúng tôi xin lưu ý đến phụ huynh:

Luôn có người giữ, chăm sóc và theo dõi trẻ nhỏ dưới 3 tuổi

Biết cách xử trí dị vật đường tiêu hóa: Khi phát hiện trẻ ngậm phải vật lạ trong miệng, hãy bình tĩnh, không gây hốt hoảng, sợ hãi cho trẻ, nhất là không được dùng tay móc dị vật mà không nhìn thấy vì dễ làm dị vật lọt vào đường thở, giữ tư thể trẻ dễ chịu, trấn an, dỗ dành, đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Phụ huynh lưu ý các đồ vật đeo cho trẻ đều có thể co nguy cơ cao gây dị vật đường hô hấp, tiêu hóa nên hết sức thận trọng tốt nhất là không đeo gì.

BS CK2 Nguyễn Minh Tiến - Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

comment Bình luận

largeer