TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phát hiện các vật chứa nước có nguy cơ phát sinh loăng quăng để chủ động phòng bệnh SXH khi mùa mưa đến
Tính từ đầu năm đến ngày 18/5/2025, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 7.690 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 134% so với cùng kỳ năm 2024 là 3.287 ca). Trong đó, số ca bệnh nặng chiếm 1,5% trong tổng số ca mắc (112/7.690 ca). Ghi nhận nhóm trên 15 tuổi có số ca mắc gấp 1,5 lần nhóm từ 15 tuổi trở xuống. Theo diễn tiến, số ca mắc hàng tuần năm 2025 đều cao hơn cùng kỳ năm 2024. Khi mùa mưa đến, dự báo số mắc có xu hướng gia tăng hơn nữa, vì vậy công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết ngay từ đầu mùa dịch là rất quan trọng.
Hoạt động giám sát điểm nguy cơ tại Thành phố Hồ Chí Minh giúp phát hiện các vật chứa nước có phát sinh lăng quăng, nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh sốt xuất huyết. Mặc dù các tháng đầu năm 2025 là những tháng mùa khô tại Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên số điểm nguy cơ có lăng quăng gây dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố và Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức ghi nhận hàng tuần rải rác tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
Nguy cơ sốt xuất huyết xuất hiện rải rác khắp nơi, bất kỳ vật chứa nước nào, dù trong khuôn viên gia đình hay các cơ sở công cộng, chỉ cần một vật đọng nước khoảng 1 tuần cũng sẽ thành nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh, từ đó làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mỗi cá nhân và tổ chức phải chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa như dọn dẹp và xử lý các vật chứa nước ngay khi phát hiện có nước đọng.

(Ảnh: HCDC)
Mùa mưa sắp bắt đầu tại khu vực phía nam, muỗi vằn sẽ phát triển mạnh và bệnh sốt xuất huyết lại gia tăng. Vì vậy, cần có sự vào cuộc của chính quyền cấp phường, xã, thị trấn trong việc chỉ đạo, điều hành trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại địa phương, việc chỉ đạo cần phải quyết liệt và tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội liên quan để triển khai một cách đồng bộ. Việc tham gia của cộng tác viên sức khỏe cộng đồng trong việc giám sát điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết tại địa bàn quản lý là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế hay chỉ là sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể địa phương. Đây chính là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở, hãy chung tay phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết là một phần trách nhiệm của mình. Do đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát, trong đó chú ý các hoạt động sau:
Ngăn không cho muỗi đẻ trứng bằng cách:
- Che, đậy kín vật chứa nước sinh hoạt bằng vật liệu mà muỗi không bay vào đẻ trứng.
- Thay nước và chà rửa vật chứa nước định kỳ ít nhất 1 tuần/lần, để diệt trứng muỗi.
- Lật úp vật chứa nước khi không dùng đến; đục lỗ hoặc che chắn vật chứa để tránh nước mưa; làm bằng phẳng các chỗ trũng, khơi thông dòng chảy.
- Loại bỏ phế liệu, thu gom rác thải có thể đọng nước, trở thành nơi sinh sản của muỗi.
- Ngăn không cho muỗi đốt bằng cách: ngủ mùng, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi,...
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi phát hiện địa điểm có nguy cơ phát sinh lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết, người dân hãy nhanh chóng phản ánh địa chỉ cụ thể lên ứng dụng “Y tế trực tuyến” để được xử lý.
Hãy cùng nhau nâng cao ý thức và hành động ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đừng bỏ lỡ mùa hè vàng - Cắt amidan, nạo VA cho con cùng chuyên gia hàng đầu, ưu đãi lên đến 2 triệu đồng
Viêm amidan và VA là hai bệnh lý tai - mũi - họng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn từ 2 - 10 tuổi. Tình trạng viêm kéo dài không chỉ gây ho, sốt, ngạt mũi, khó ngủ, chảy nước mũi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và học tập của trẻ.May 20 at 2:12 pm -
AloSuckhoe.vn Trực Ninh chính thức khai trương: Lan tỏa mô hình chăm sóc sức khỏe chủ động đến cộng đồng
Sáng ngày 17/5/2025, hệ thống siêu thị sức khỏe AloSuckhoe.vn Trực Ninh (thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y tế HBL) chính thức khai trương và đi vào hoạt động, trở thành cơ sở thứ 5 tại tỉnh Nam Định. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong hành trình mang giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động, bền vững đến gần hơn với người dân địa phương.May 20 at 10:44 am -
Sanotact - Thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuẩn Đức chính thức ra mắt tại Việt Nam
Ngày 12 tháng 5 năm 2025, Thương hiệu Sanotact đến từ Cộng hòa Liên bang Đức chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam thông qua buổi lễ trang trọng tổ chức tại khách sạn Novotel Suites Hà Nội. Sự kiện có sự góp mặt của ông Johannes, đại diện Tập đoàn Sanotact toàn cầu và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Sanotact Việt Nam, cùng đông đảo đối tác, chuyên gia ngành hàng và cơ quan truyền thông.May 19 at 9:27 am -
Long Châu hợp tác cùng Viện Công nghệ tiên tiến - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ phát triển dược phẩm bảo vệ sức khỏe người Việt
Với cam kết mạnh mẽ về sự minh bạch và chất lượng, hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững, FPT Long Châu, Viện Công nghệ tiên tiến thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chính thức ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dược liệu tiên tiến phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.May 16 at 5:12 pm