TP.HCM: Gia đình có 7 F0 đoàn tụ sau khi chiến thắng COVID-19
Ngày 24/6, sau khi đưa dì đi mổ khối u ở bụng, N.Q.P.G. (23 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) được test nhanh SARS-CoV-2 tại bệnh viện và cho kết quả dương tính.
Sau đó, 7 người trong gia đình G., gồm chị gái, ông bà ngoại, cha, mẹ, dì và em gái 10 tuổi, lần lượt được xác định mắc COVID-19. Họ được đưa vào điều trị ở các bệnh viện khác nhau.
Sau khi nhận kết quả dương tính, cô được chuyển đi điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cha mẹ và em gái ở Bệnh viện Củ Chi, dì và ông ở Bệnh viện Trưng Vương, còn bà nặng nhất thì ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Khó khăn
Trong lúc tạm cách ly chờ chuyển đến bệnh viện, G. đã khóc rất nhiều vì lo lắng. Ông của cô có bệnh về tâm thần, bà bị tai biến nằm liệt và viêm phổi. Cả hai đều đã hơn 80 tuổi.
Sau khi vào nhập viện, G. dần bình tĩnh trở lại. Cô bắt đầu khai báo lịch trình đi lại, lên danh sách những thứ cần thiết để nhờ bạn bè bên ngoài gửi vào.
Ảnh minh họa
Trong 14 ngày điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, mỗi sáng thức dậy, G. được bác sĩ phát thuốc và đo nồng độ SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu ngoại biên).
Do nhiễm bệnh ở thể nhẹ, những ngày đầu, cô chỉ bị sốt nhẹ, đau họng, ho khan. Sau 2-3 ngày, cô bị mất vị giác, khứu giác.
“Tôi ho rất nhiều, ho đến rát họng. Lúc súc miệng cũng đau chảy nước mắt. Có những bữa không ăn được cơm mà quên đăng ký cháo, các nhân viên y tế lại đi từng phòng để xin cháo cho. Nhìn thấy hành động đó, tôi thấy những cơn đau không còn quá ghê gớm", G. nhớ lại.
Hiểu được sự vất vả của các bác sĩ, G. luôn chủ động chăm sóc bản thân. Mỗi ngày, cô đều uống nhiều nước, bổ sung điện giải, sốt sẽ uống thuốc.
Với G., điều sợ nhất không phải là triệu chứng của bệnh mà là cảm giác xa gia đình, bất lực nhìn người thân bệnh trở nặng, các bác sĩ kiệt sức vì chăm sóc bệnh nhân.
G. cho hay trong thời gian điều trị, các thành viên trong gia đình vẫn liên lạc với nhau qua điện thoại. Tuy nhiên, chỉ có ông bà của G. bệnh nặng, nằm hồi sức từ hôm cách ly chưa thể liên lạc.
“Lời nhắn đầu tiên tôi nhận được về ông bà là tin nhắn báo tử. Đau đớn lắm, khi mất đi người thân mà không kịp nhìn mặt, ngày chúng tôi đi cách ly cũng là ngày từ biệt”, G. xúc động nói.
Chiến thắng COVID-19, đoàn tụ với gia đình
Mỗi ngày thức giấc trên giường bệnh, G. luôn làm "công tác tư tưởng" cho bản thân.
Mỗi lần được khám bệnh, hay gặp những nhân viên y tế, người lao công, cô luôn cố gắng vui vẻ, không quên nói cảm ơn vì những gì họ đã làm.
Ngày thứ 9, G. thấy khỏe hơn và bắt đầu thèm ăn.
Đến ngày thứ 15, G. được chuyển sang bệnh viện dã chiến số 4. Tại đây, cô được sắp xếp ở cùng với 2 bệnh nhân khác.
Trong phòng, mọi người luôn tìm việc để làm, truyền cho nhau những suy nghĩ tích cực. Họ cùng tập thể dục, dọn dẹp phòng, gom rác, quét nhà, chùi rửa nhà tắm, giặt quần áo, ngồi thiền, xem phim... song vẫn không quên giữ khoảng cách và đeo khẩu trang.
Tại bệnh viện dã chiến, các bác sĩ hay gọi bệnh nhân là "Bệnh nhân của em đâu rồi?" hay "Bệnh nhân của em hôm nay khoẻ không?". Với cô, cụm từ "bệnh nhân của em" vừa gần gũi lại đầy trách nhiệm.
Suất cơm tại khu điều trị và những món quà P.G. nhận được từ các nhà hảo tâm
Cô cũng luôn nhớ đến hình ảnh những điều dưỡng phải đi lau nhà, dọn rác nhà vệ sinh sau khi chăm sóc bệnh nhân.
Những anh chị lao công chỉ có 2 người phải phụ trách cả 3-4 khoa, đi phát cơm ngày 3 bữa rồi thu gom quần áo, phụ dắt bệnh nhân chuyển viện. Có những gương mặt quen, tới khuya, G. vẫn thấy họ còn làm việc.
Rồi khi chuyển đến bệnh viện dã chiến, cô gái 23 tuổi được chứng kiến câu chuyện về các anh dân quân làm việc hết công suất.
5 tầng nhà, với hơn 200 bệnh nhân, chỉ có 2 người làm hết các công việc từ phát cơm, vận chuyển đồ người nhà gửi vào, phát quà mạnh thường quân, thu dọn rác, bê giúp những thùng nước 20 lít tới các phòng.
Ngày 25/7, tròn 30 ngày điều trị, có kết quả âm tính, G. không giấu nổi sự hạnh phúc.
Trước đó 2 tuần, cha mẹ và em gái của cô đã xuất viện. G. và dì cũng khỏi bệnh để về nhà.
Cả gia đình 7 F0 thì 5 thành viên khỏi bệnh.
Ngày xuất viện, lúc đi qua các phòng bệnh, mọi người đều chúc mừng G., ai cũng mong mau chóng hết bệnh để được đoàn viên.
Về nhà, điều đầu tiên G. làm là lên thắp hương và nói lời cảm ơn đến ông bà ngoại. Cô ôm em gái và mẹ, ngắm nhìn ngôi nhà thân thương đã xa nhiều ngày. Cô gái 23 tuổi không quên gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những bác sĩ tuyến đầu chống dịch.
Theo Zing
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm