Triệu chứng vôi hoá cột sống
Triệu chứng vôi hoá cột sống
Bệnh vôi hoá cột sống là bệnh phát triển do thoái hoá xương hoặc sụn. Những người thường mắc phải bệnh vôi hoá cột sống từ 40 tuổi trở lên và có dấu hiệu thoái hoá. Ở nam giới mắc phải bệnh này cao hơn so với nữ giới, những người phj nữ ở thời kỳ mãn kinh cũng có thể mắc phải.
Triệu chứng vôi hoá cột sống. Vôi hoá cột sống là bệnh phát triển do thoái hoá xương hoặc sụn
Tuy nhiên, bệnh vôi hoá cột sống cũng gặp ở những người trẻ tuổi làm văn phòng hoặc những người làm việc không thường xuyên thay đổi tư thế.
Cột sống là một bộ phận quan trọng đóng vai trò trụ cột cho cơ thể do tập trung các dây thần kinh quan trọng giúp cơ thể con người vận động và chuyển động dễ dàng. Từ những thói quen sinh hoạt, học tập, làm việc của con người, cột sống rất dễ bị tổn thương.
Nguyên nhân của bệnh vôi hoá cột sống
Bệnh vôi hoá cột sống có nhiều nguyên nhân khác nhau, xuất phát từ các tư thế sinh hoạt hàng ngày không đúng, tạo áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm. Người mắc bệnh vôi hoá cột sống là do:
Vôi hoá cột sống do xương tự tu bổ sau khi bị chấn thương liên tục như sức ép, va chạm, cọ xát.
Khớp chuyển động nhiều hơn kh đĩa liên sống bị hư, xẹp xuống hay dây chằng giữa các đốt sống bị chùng giãn.
Triệu chứng bệnh vôi hoá cột sống. Vôi hoá cột sống do các chấn thương chèn ép lên
Khi cơ thể có những phản ứng tự nhiên với sự chùng giãn sẽ khiến cho dây chằng dầy lên giữ cột sống.
Do dây chằng dầy lên làm canxi tích tụ lại tạo ra các gai hoặc làm chồi xương.
Trong ống cột sống, dây chằng có thể dầy lên khiến không gian ống bị thu hẹp lại ép các dây thần kinh và tạo ra các dấu hiệu bệnh.
Vôi hoá cột sống cũng là một trong những biểu hiện của sự lão hoá. Khi đĩa sụn và xương bị hao mòn, thoái hoá làm cho mặt xương khớp trở nên gồ ghề và gai mọc ra nhiều hơn.
Triệu chứng bệnh vôi hoá cột sống
Hầu hết người bệnh vôi hoá cột sống khi cọ xát với các xương khác hoặc các phần mềm xung quanh như dây chằng, rễ thần kinh thường có biểu hiện đau lưng kéo dài.
Vùng cổ, thắt lưng thường bị đau, khi đứng lên hoặc đi lại cũng rất khó khăn.
Triệu chứng bệnh vôi hoá cột sống khiến người bệnh đi lại hay đứng lên rất khó khăn
Biểu hiện đau nhức lan đến vai kèm theo các triệu chứng khác như nhức đầu do gai cột sống cổ. Vùng lưng và chân bị đau do gai cột sống lưng.
Cơn đau kéo dài do vận động thường xuyên và giảm đau khi nghỉ ngơi nên cần hạn chế cử động những phần này.
Do các dây thần kinh bị chèn ép khiến người bệnh luôn cảm thấy đau ở chân, tay và vùng bắp. Nếu ống tuỷ bị thu hẹp quá, người bệnh sẽ có các biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện, không còn cảm giác.
Nếu để bệnh trầm trọng hơn, cơ thể có thể có những cơn đau thắt lưng liên tục, tê liệt chân, khó khăn trong di chuyển.
Khi có những biểu hiện trên, người bệnh cần tìm đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa về xương khớp để tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý và phân biệt vôi cột sống với thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh toạ bởi chúng có một số dấu hiệu gần giống nhau.
Bệnh vôi hoá cột sống có để lại biến chứng không
Với bệnh vôi hoá cột sống có thể xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống nên các gai sống không cọ sát với tuỷ sống ở phía sau hay rễ dây thần kinh, chính vì vậy gai không để lại biến chứng nguy hiểm gì.
Ở một số trường hợp, gai gãy hoặc mảnh gãy khiến khớp xương gặp khó khăn khi co duỗi khớp hoặc gai đè vào rễ dây thần kinh làm mất cảm giác ở tay chân. Nếu để tình trạng này kéo dài trong một thời gian có thể gây liệt.
Điều trị bệnh vôi hoá cột sống
Tuỳ vào triệu chứng nặng hay nhẹ để có các biện pháp điều trị kịp thời. Trường hợp đau quá nặng cần chú ý một số phương pháp dưới đây:
Người "thừa cân" cần có thực đơn và chế độ tập luyện khoa học để giảm cân vì sức nặng đè lên xương khớp khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Khi cơ thể mắc bệnh sưng viêm có thể chườm lạnh và uống thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, paraceramol.
Người bệnh có biểu hiện đau nhiều cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để tiến hành chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau cơ bắp.
Hiện nay, phương pháp vi phẫu thuật có thể cắt bỏ gai cột sống.
Phương pháp châm cứu giúp làm giảm đau một phần nhưng hầu như không có tác dụng với tình trạng viêm sưng cũng như khi gai đã tác động lên rễ dây thần kinh não tuỷ.
Để làm giảm ảnh hưởng của gai cột sống có thể tập luyện yoga hay xương khớp thường xuyên, tiến hành vật lý trị liệu hay xoa bóp hiệu quả hơn.
Biện pháp phòng tránh bệnh vôi hoá cột sống
Người bệnh vôi hoá cột sống cần có chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu canxi.
Nếu người bệnh béo phì cần có chế độ giảm cân khoa học để giảm áp lực cơ thể lên cột sống.
Triệu chứng bệnh vôi hoá cột sống. Cung cấp các chất dinh dưỡng, giàu canxi bổ sung cho cơ thể
Thường xuyên tập luyện thể dục với những động tác nhẹ nhàng vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Không nên giữ tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng quá lâu khi làm việc.
Hạn chế làm việc khiêng vác gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng hay đội những vật năng trên đầu ảnh hưởng cột sống cổ.
Chơi thể thao hay tai nạn có thể làm chấn thương đến vùng cột sống.
Người vôi hoá cột sống nên ăn gì
Xương sống giúp nâng đỡ cột sống tránh các chấn thương do va chạm, tư thế và hỗ trợ các cơ quan cột sống phát triển tốt.
Người bệnh vôi hoá cột sống nên bổ sung một số loại thực phẩm vào thực đơn hàng ngày như đậu nành. Đây là loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao cần được bổ sung để phòng ngừa loãng xương.
Triệu chứng bệnh vôi hoá cột sống. Những thực phẩm giàu canxi như đậu nành, rau xanh...
Ngoài ra, bệnh nhân nên ăn các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm để phòng ngừa thoái hoá, giúp sụn chắc khoẻ, bổ sung thêm canxi.
Trái cây cũng rất cần thiết cho người bệnh vôi hoá cột sống.
Mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch do có chứa polysaccharid tăng cường miễn dịch.
Nấm hương có tác dụng chống viêm, chữa suy nhược hay chân tay tê bại.
Ngoài chế độ ăn uống, bệnh nhân vôi hoá cần có lối sống khoẻ mạnh, thường xuyên vận động để tăng cường hấp thu canxi, phòng ngừa loãng xương.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm