Tròn 1 năm WHO công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu - Thế giới đã đổi thay quá nhiều
Quyết định được đưa ra sau khi các chuyên gia của WHO thu thập được đủ bằng chứng, dữ liệu cho thấy chủng virus mới SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh từ người sang người. Đây được coi là bước nâng cấp cảnh báo, khi trước đó WHO đã coi COVID-19 là tình trạng khẩn cấp toàn cầu - một quyết định mà cơ quan này cũng ít khi đưa ra. Những diễn biến nhanh chóng, dồn dập sau đó cho thấy tuyên bố của WHO là xác đáng và toàn diện.
Tại thời điểm ngày 11/3/2020, thế giới ghi nhận 119.000 ca mắc COVID-19, với hơn 5.000 ca tử vong, trong đó phần lớn là ở Trung Quốc Đại lục, với Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) là tâm dịch nóng nhất. Đúng 1 năm sau, tổn thất về người mà đại dịch gây ra đã lên tới con số rất ít người có thể nghĩ tới: Theo số liệu của trang worldometers.info, đến 6 giờ sáng 11/3 (giờ Việt Nam), số ca nhiễm trên toàn cầu là 118.591.858 ca, trong đó có 2.630.409 người tử vong.
Nhưng đúng như Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo hôm 11/3/2020 để công bố đại dịch toàn cầu, COVID-19 không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, mà còn là một cuộc khủng hoảng (sẽ) tác động đến mọi lĩnh vực và mọi quốc gia, tổ chức, cá nhân đều phải tham gia vào cuộc chiến này. Một năm trôi qua, thế giới đã đổi thay quá nhiều, biến động quá nhiều vì COVID-19.
Những hệ lụy về kinh tế là điểm nhận thấy rõ nhất. Đại dịch làm đứt gãy các thị trường tiêu thụ trên toàn cầu, tạo ra cú sốc lớn nhất đối với kinh tế thế giới kể từ cuộc Đại suy thoái đầu những năm 1930. Chính phủ các nước buộc phải thực thi các biện pháp chưa có tiền lệ, từ cân nhắc đóng cửa, giãn cách xã hội để bảo vệ an toàn, ngăn chặn đại dịch, cho tới tung ra hàng loạt các gói cứu trợ, kích thích kinh tế lớn để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp.
Chịu tác động của COVID-19, kinh tế thế giới năm 2020 tăng trưởng âm khoảng 4,4%, mức tệ nhất trong hơn 80 năm gần đây. Đa số các nền kinh tế suy giảm, chỉ một số ít các quốc gia và vùng lãnh thổ như Việt Nam, Trung Quốc, Ai Cập, Đài Loan/Trung Quốc có tăng trưởng dương. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, với thiệt hại ước tính lên tới 28.000 tỉ USD tính đến năm 2025.
Đại dịch tạo ra một loạt thay đổi trong đời sống thường ngày. Hơn một nửa dân số thế giới đang hoặc đã từng phải sống trong điều kiện bị phong tỏa, giãn cách, cách ly. Đeo khẩu trang đã trở thành thói quen, hình ảnh quen thuộc, kể cả với người Mỹ và nhiều nước phương Tây vốn trước đó rất “dị ứng” với dụng vật này.
Cách thức con người giao tiếp, làm việc, học tập cũng phải dịch chuyển thích ứng, chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Ngoại giao truyền thống với các cuộc gặp mặt đối mặt giữa các nhà lãnh đạo, quan chức cấp cao nhường chỗ cho ngoại giao trực tuyến. Làm việc từ xa, học trực tuyến cũng trở nên phổ biến, khi nhiều công ty, tập đoàn và trường học áp dụng, khuyến khích nhân viên, học sinh làm việc và học tập tại nhà để bảo đảm yêu cầu phòng bệnh. Thương mại trưc tuyến lên ngôi, chi phối hoàn toàn thương mại toàn cầu vì đại dịch.
Một năm đó cũng chứng kiến bước tiến đột phá của giới khoa học trong lĩnh vực vaccine, tạo ra niềm hy vọng mới để thế giới có thể không chế, tiến đến chấm dứt đại dịch. Ngày 18/11/2020 đánh dấu mốc quan trọng, khi Pfizer/BioNTech ra thông báo cho biết, vaccine do liên danh này nghiên cứu, phát triển có hiệu quả lên đến 95% trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Đến ngày 12/12, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chính thức cấp phép cho vaccine này, mở ra giai đoạn mới về đưa vaccine ra thị trường, tạo điều kiện để các nước bắt tay triển khai chương trình tiêm chủng. Tính đến ngày 13/3/2021, toàn thế giới đã tiêm ngừa được hơn 328 triệu liều vaccine, với tốc độ ngày một được đẩy nhanh, lên tới hàng triệu mũi/ngày.
Có tín hiệu tích cực từ vaccine, nhưng vẫn còn đó những lo ngại về biến thể mới của SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Anh, Nam Phi hay Brazil, với tốc độ lây lan nhanh hơn và độc tố mạnh hơn, được cho là có thể kháng vaccine mạnh hơn. Bên cạnh đó còn là những lo ngại về “chủ nghĩa dân tộc vaccine”, gia tăng bất bình đẳng giữa nước giàu với nước nghèo trong tiếp cận vaccine. “Chủ nghĩa này có thể phục vụ một số mục đích chính trị ngắn hạn. Nhưng nó sẽ là cách nhìn thiển cận và cuối cùng sẽ dẫm tới tự sụp đổ”, ông Tedros từng phát biểu.
COVID-19 là đại dịch toàn cầu, vì thế cần tới hợp tác toàn cầu và ứng phó toàn cầu, nhất là trong phân phối vaccine. Sẽ không một nước nào có thể tự mình giải quyết dứt điểm dịch bệnh nếu theo đuổi cách tiếp cận vị kỉ. Nói như Tổng Giám đốc WHO: Khi đám cháy lan rộng ra cả ngôi làng, một nhóm nhỏ vội vã sử dụng bình cứu hỏa để dập đám cháy nhà mình sẽ chẳng có ích gì. Lửa sẽ được dập nhanh hơn nếu tất cả mọi người đều có bình cứu hỏa và hợp tác cùng nhau.
Theo Báo tin tức
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm