Trung Quốc: Gia hạn phong tỏa ngừa COVID-19

Ngày 5.4, Thượng Hải gia hạn phong tỏa ngừa COVID-19 cho tới khi có thông báo mới
Lần đầu Thượng Hải có hơn 13.000 ca
Thượng Hải gia hạn các hạn chế với giao thông vận tải kể từ 5.4 với nhiều tuyến tàu điện ngầm bị đình chỉ. Thông tin được công bố trong bối cảnh thành phố đang xét nghiệm toàn diện 25 triệu cư dân cư và đã phát hiện ra hơn 13.000 ca COVID-19 trong một ngày, lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát. Theo đó, trung tâm tài chính Trung Quốc thông báo kỷ lục 13.354 ca COVID-19 được ghi nhận ngày 4.4, tăng so với 9.006 ca một ngày trước đó. Đầu tháng 3, số ca COVID-19 trong thành phố ở mức 0.
Trong tổng số 13.354 ca mới, có tới 13.086 ca không có triệu chứng. Hơn 12.600 ca COVID-19 ở Thượng Hải được phát hiện ở những người được cách ly trong khi những ca còn lại được phát hiện trong quá trình xét nghiệm với các nhóm có nguy cơ cao.
Thượng Hải đã áp đặt lệnh phong tỏa 2 giai đoạn vào tuần trước trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Biện pháp này được ấn định hết hiệu lực ngày 5.4 với các quận phía tây của thành phố, nhưng hiện được gia hạn cho đến khi có thông báo mới.
Thượng Hải đã báo cáo tổng cộng 3.328 ca có triệu chứng tính đến ngày 4.4 trong đợt bùng phát mới nhất. Gần 66.000 ca không có triệu chứng vẫn đang được theo dõi y tế tính đến 4.4.
Tân Hoa Xã đưa tin, hàng nghìn nhân viên y tế từ khắp Trung Quốc đã đến Thượng Hải để giúp xét nghiệm. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng đã huy động hơn 2.000 quân y để hỗ trợ các nỗ lực kiểm soát virus của Thượng Hải.
Cuộc chiến chống virus ở Thượng Hải đánh dấu nỗ lực ngăn chặn lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi nước này đóng cửa Vũ Hán vào thời điểm dịch bùng phát 2 năm trước. Trước Thượng Hải, Thâm Quyến, Thiên Tân, Cát Lâm... cũng đã bị phong tỏa nhằm kiểm soát dịch bệnh.
Trung Quốc chưa chuyển sang "sống chung với COVID-19"
Nikkei nhận định, khó có khả năng Trung Quốc sớm gia nhập các quốc gia "chung sống với COVID-19". Điều này có thể tác động sâu sắc tới nền kinh tế, xã hội của Trung Quốc cũng như những tương tác của nước này với thế giới bên ngoài. "Nếu chúng ta ngừng tất cả các biện pháp ngăn chặn ngay bây giờ có nghĩa là tất cả những nỗ lực trước đó chẳng có ích lợi gì" - Liang Wannian, một quan chức hàng đầu của Ủy ban Y tế Quốc gia nhấn mạnh vào cuối tháng 3 khi trả lời câu hỏi của báo giới về lý do Trung Quốc không chuyển hướng sang điều trị COVID-19 như bệnh đặc hữu giống cúm.
Dù vậy, có thể thấy Trung Quốc đang có những điều chỉnh trong chính sách ứng phó với COVID-19, như các biện pháp ngăn chặn COVID-19 có mục tiêu hơn ở những khu vục dân cư có lây nhiễm, hạ thấp chuẩn nhập viện với bệnh nhân COVID-19. Chính phủ cũng giới thiệu bộ kháng nguyên nhanh cho tự xét nghiệm nhằm sớm phát hiện các ca bệnh.
Xu Tianchen, nhà kinh tế Trung Quốc tại The Economist Intelligence Unit, chia sẻ với Nikkei Asia, việc điều chỉnh gần đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thử nghiệm một phương pháp ít tốn kém hơn và bền vững hơn.
Theo ước tính gần đây của Đại học Hong Kong, Trung Quốc thiệt hại 295 tỉ nhân dân tệ (47 tỉ USD) mỗi tháng, tương đương 3,1% GDP do các hạn chế nghiêm ngặt về di chuyển xã hội. Báo cáo nhấn mạnh rằng "chi phí kinh tế của việc đóng cửa rõ ràng là lớn hơn chúng ta thấy ở các nước khác".
Ngay từ trước khi Thượng Hải đóng cửa, Morgan Stanley đã dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng bằng 0 trong quý đầu tiên của năm 2022. Dự báo này thấp hơn so với ước tính trước đó là tăng trưởng 0,6% hàng quý. Ngân hàng đầu tư của Mỹ cũng kỳ vọng Trung Quốc sẽ bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% hàng năm.
Việc Trung Quốc đóng cửa biên giới có tác động bất lợi đến nền kinh tế toàn cầu, Natixis Asia Research nhận định. Chuyên gia Xu Tianchen chỉ ra: “Zero-COVID giúp Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng dẫn đầu trong ngành vào năm 2020 và 2021. Trong bối cảnh đó, việc chuyển sang cách tiếp cận sống chung với COVID-19 bây giờ có thể không nhất thiết giúp ích cho nền kinh tế, bởi vì làm như vậy sẽ có nguy cơ làm gián đoạn sản xuất công nghiệp và chuỗi cung ứng của Trung Quốc khi các ca bệnh bùng phát".
(Theo Laodong)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hai ông lớn bất động sản và y tế hợp tác xây dựng bệnh viện nghìn giường, khám chữa bệnh đa khoa và chuyên sâu ung bướu công nghệ cao
Là khu đô thị xanh, hiện đại bậc nhất TP.HCM Hồ Chí Minh, Công ty Phú Mỹ Hưng đã dành “khu đất vàng” đắt giá để chào đón Hệ thống BVĐK Tâm Anh đầu tư xây dựng bệnh viện hiện đại nghìn giường với công nghệ khám chữa bệnh đẳng cấp quốc tế, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái tiện ích phục vụ cư dân khu đô thị và người dân thành phố.April 19 at 10:18 am -
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm -
Long Châu đồng loạt phủ cờ Tổ quốc ở hơn 2025 nhà thuốc trên toàn quốc nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.April 15 at 2:19 pm -
Meijibio Healing Retreat: Hành trình chữa lành cho sức khỏe thân – tâm – trí
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, con người ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ là chữa bệnh, mà còn là phòng ngừa, phục hồi và tái tạo năng lượng sống. Từ đó, khái niệm Healing Retreat – hành trình chữa lành dần trở thành xu hướng mới trên toàn cầu, đặc biệt với những ai đang tìm kiếm sự cân bằng sâu sắc giữa thể chất và tinh thần.April 15 at 10:06 am