Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc trồng và phát triển cây dược liệu
Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả công cuộc giảm nghèo bền vững; tháng 3/2018, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa đã xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây dược liệu tại huyện Quan Sơn, quy mô 5 ha (trong đó có 2 ha hà thủ ô đỏ, 2 ha thổ phục linh và 1 ha mã tiền) với 30 hộ dân tham gia. Kinh phí thực hiện dự án trên 3,5 tỷ đồng; trong đó Nhà nước hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng, số kinh phí còn lại tự huy động các nguồn hợp pháp khác. Để nhân rộng và phát triển cây dược liệu, huyện Quan Sơn đã quy hoạch vùng trồng dược liệu tập trung có chất lượng cao tại Vũng Cộp, bản Chanh, xã Sơn Thủy, quy mô 250 ha. Đồng thời, mời doanh nghiệp tư nhân sản xuất thuốc y học cổ truyền Bà Giằng Thanh Hóa vào đầu tư, liên kết sản xuất (là đơn vị hợp tác, liên kết đầu tư xây dựng vùng trồng cây dược liệu, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho bà con nơi đây)... Do vùng đất Vũng Cộp khí hậu ôn hòa, mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 18 độ C đến 25 độ C, độ cao khoảng 1.200m so với mặt nước biển, đất đai phù hợp, nên cây dược liệu trồng nơi đây cho năng suất cao, chất lượng tốt. Sau hơn 3 năm xây dựng, người dân xã Sơn Thủy đã phát triển được hàng trăm ha cây dược liệu. Hàng năm, cung cấp khoảng 160 tấn quả sa nhân, 60 tấn mã tiền, 75 tấn hà thủ ô tươi, 60 tấn thổ phục linh... tạo nguồn dược liệu tươi có chất lượng cao cho các doanh nghiệp chế biến. Một số loại dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao, như: mã tiền, hà thủ ô đạt 400 triệu đồng/ha; thổ phục linh đạt 200 triệu đồng/ha... Việc áp dụng thành công dự án, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng giá trị sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Thay đổi thói quen canh tác nhỏ lẻ, tự phát, trồng cây có giá trị thấp sang trồng theo mô hình công nghiệp có giá trị cao.
Phát huy kết quả đạt được từ mô hình trồng dược liệu tại xã Sơn Thủy, đầu năm 2021, dự án trồng cây quế dược liệu theo hướng công nghệ cao của gia đình ông Vi Văn Lợi, ở bản Khạn, xã Trung Thượng được triển khai thực hiện với tổng diện tích 30 ha. Dự án được hỗ trợ thực hiện theo Nghị quyết 192/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của HĐND tỉnh, về việc ban hành chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Ngoài hộ ông Lợi, tại bản Cha Lung, xã Tam Thanh còn có các hộ ông Lữ Văn Lý (trồng 10 ha), Hà Văn Nượng (trồng 15 ha), Hà Văn Thám (trồng 10 ha)... Hiện cây quế dược liệu đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển tốt.
(Ảnh minh họa)
Quế là loại cây đa tác dụng, cung cấp tinh dầu làm dược liệu cho các ngành dược phẩm, mỹ phẩm. Đồng thời, cũng là nguyên liệu gỗ cho ngành chế biến lâm sản, sản xuất đồ mỹ nghệ và có tác dụng phòng hộ, có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Mặc dù vòng đời của cây quế là 15 năm nhưng việc thu hoạch sản phẩm có thể thực hiện từ năm thứ 5 khi tiến hành tỉa thưa và tỉa cành, lá. Tổng chi phí cho trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng quế cho mỗi ha trong 15 năm khoảng 160 triệu đồng. Còn tổng thu bắt đầu từ năm thứ 5 cho mỗi ha khoảng 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân khoảng 1,05 tỷ đồng/ha; lợi nhuận bình quân 1 năm khoảng 70 triệu đồng/ha. So với cây keo lợi nhuận bình quân chưa đầy 2 triệu đồng/ha/năm thì rõ ràng trồng quế cho thu nhập cũng như hiệu quả kinh tế vượt trội...
Trong tình hình dịch COVID-19, kết quả đạt được từ những mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện Quan Sơn bước đầu khẳng định hiệu quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc trồng và phát triển cây dược liệu. Qua đó giúp giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất canh tác, sử dụng tài nguyên nước bền vững, hợp lý. Nhiều mô hình được đầu tư hiệu quả cho thấy sự mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện hiệu quả quá trình tái cơ cấu nông nghiệp của huyện. Đồng thời, góp phần thay đổi tập quán sản xuất, tận dụng được lao động nông nhàn, khai thác tốt thế mạnh từng địa phương để phát triển một cách ổn định, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cũng như góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương... Để phát triển loại cây trồng này, thời gian qua huyện Quan Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp cùng chung tay tham gia phát triển các sản phẩm dược liệu. Đồng thời quy hoạch, bố trí đất đai, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất; ưu tiên phát triển hệ thống đường giao thông, công trình thủy lợi và hệ thống điện... trong vùng sản xuất tập trung tại khu trồng dược liệu. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm lợi thế, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường tiêu thụ, gắn với chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn. Có chính sách tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất.
Để phát huy kết quả đạt được, thời gian tới huyện Quan Sơn tiếp tục triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện các mô hình như: cải tạo giống cây dược liệu, nhân rộng các giống cây chất lượng và giá trị cao, khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Ứng dụng công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình; chú trọng giới thiệu, biểu dương những gương điển hình tiên tiến, sáng kiến, bài học kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất. Huy động tích cực và linh hoạt, tranh thủ lồng ghép tất cả các nguồn vốn theo phương châm, đa dạng hóa các nguồn vốn và hình thức huy động vốn từ bên ngoài. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của xã, huyện; đảm bảo sử dụng ngân sách đúng mục đích, có hiệu quả; tăng cường nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu.
* "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"
Trường Giang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am