Vaccine cản trở mục tiêu miễn dịch cộng đồng?
Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, chính phủ các nước cần tiêm chủng cho khoảng 70-80% dân. Con số khá cao tạo sức ép lên chiến dịch giáo dục nhận thức về vaccine. Hiện nay, chỉ khoảng 8% người dân Mỹ tiêm ít nhất một liều ngừa Covid-19, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng như Cục Điều tra dân số.
Chính quyền Joe Biden đã nêu kế hoạch khởi động chiến dịch tiêm chủng tập trung vào những người có mức do dự cao nhất, bao gồm cộng đồng da màu và sinh sống ở nông thôn. Kế hoạch xây dự niềm tin vaccine được bác sĩ, y tá và các nhóm vận động xã hội hỗ trợ.
Claire Hannan, giám đốc điều hành của Hiệp hội Tiêm chủng, cho biết: "Hiện nguồn cung vaccine hạn chế và nhu cầu lại cao. Nhưng trong tương lai cung sẽ vượt cầu. Chúng tôi phải làm việc rất chăm chỉ để thiết lập niềm tin công chúng, duy trì khả năng tiếp cận tiêm chủng trong tất cả các nhóm xã hội, đảm bảo đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng".
Hội "bài" vaccine (anti-vax) đã tìm thấy tiếng nói chung với nhóm hoài nghi các công ty dược và nhóm phản đối phong toả. Tuần trước, một nhóm tẩy chay vacicne đã biểu tình trước Sân vận động Dodger. Họ cho rằng các liều tiêm của Moderna khiến cơ thể người bị biến đổi gene.
Kể cả khi không bị lôi kéo, nhiều người Mỹ vẫn e ngại chủng ngừa. Parinda Khatri, giám đốc lâm sàng của Cherokee Health Systems, nhận định: "Bạn không thể nói ‘Đã có vaccine rồi. Nếu bạn không muốn dùng thì thôi'. Ở góc độ dịch tễ học, nếu bỏ qua 50% người không chịu tiêm chủng, tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh".
Trên khắp các quốc gia và chủng tộc, lý do phổ biến khiến người dân ngần ngại là các tác dụng phụ. Christopher Thomas, bác sĩ tim mạch ở Minnesota, phải liên tục thuyết phục bệnh nhân rằng cơn sốt kéo dài hai ngày sau khi tiêm liều thứ hai có thể dịu đi nhanh chóng bằng một vài viên acetaminophen. Ông nói với họ rằng nhiễm virus còn tồi tệ và để lại di chứng nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Một số không tin vào chính phủ, tỷ lệ cao nhất tuổi từ 18 đến 25. Họ cho rằng người khác cần vaccine chứ không phải bản thân mình. Khoảng một phần năm người trưởng thành gốc Ban Nha và da trắng không định tiêm phòng. Một phần ba số người da đen có quan điểm tương tự, theo khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Đây là nhóm đối tượng giới chức y tế đặc biệt quan tâm bởi họ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch.
Tiến sĩ Chris Pernell, làm việc tại Newark, đã tổ chức những buổi họp qua Zoom và Facebook để chia sẻ hiểu biết và giáo dục nhận thức đối với người da màu. Cô kể về quyết định tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine sau khi Covid-19 cướp mất người cha.
"Bạn không nên coi nhẹ mối bận tâm của các cộng đồng thiểu số. Chúng ta không thể phán xét họ - những người từng chịu bất công trong lịch sử. Chính điều này góp phần phá vỡ lòng tin của họ", bà nói.
Bà thừa nhận thái độ hoài nghi của cộng đồng da màu bắt nguồn từ các nghiên cứu y khoa phi đạo đức trong quá khứ, chẳng hạn thí nghiệm bệnh giang mai Tuskegee kéo dài trong 40 năm, kể từ năm 1930. Khi ấy, các tình nguyện viên da đen không được thông báo về bản chất thực sự của nghiên cứu, không được điều trị sau khi đã mắc bệnh.
Sự xuất hiện của biến thể nCoV Anh và Nam Phi cũng cản trở viễn cảnh miễn dịch cộng đồng nhờ vaccine. Biến thể Nam Phi mang ba đột biến (E484K, K417N và N501Y) tại các vùng quan trọng của gene - nơi tạo ra protein gai dùng để gắn vào tế bào người. Trong đó, E484K có khả năng làm giảm độ nhận biết của kháng thể người với virus.
Vaccine của J&J cho hiệu quả 72% trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối tại Mỹ, song con số này giảm xuống còn 57% khi gặp biến thể Nam Phi. Novavax trải qua tình trạng tương tự, độ bảo vệ của các liều tiêm giảm từ 89% xuống còn 49%. Ngay cả trước khi có kết quả này, các thử nghiệm cũng cho thấy vaccine kém hiệu quả hơn với B.1.351.
Các nhà khoa học cảnh báo biến thể Nam Phi khiến cuộc chiến của nhân loại với Covid-19 kéo dài hơn rất nhiều. Vaccine thế hệ đầu có khả năng không còn hoạt động tốt trong tương lai, buộc giới khoa học tinh chỉnh hoặc phát minh sản phẩm mới. Nó cũng có thể biến Covid-19 thành một mầm bệnh theo mùa, như cúm, cần tiêm chủng nhắc lại hàng năm.
Theo VnExpress
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm