Vaccine phòng COVID-19 đã giúp ngăn chặn 14,4 triệu ca tử vong

Nhiều nghiên cứu cho thấy vaccine phòng COVID-19 đã giúp giảm số ca tử vong. Tuy nhiên hiệu quả bảo vệ này sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó việc tiêm đủ liều, tiêm đúng lịch sẽ rất cần thiết để duy trì miễn dịch nhất là ở những người thuộc nhóm nguy cơ.
20/04/2023 08:02

Vaccine phòng COVID-19 có hiệu quả trong giảm số ca tử vong

Theo số liệu báo cáo của chương trình COVAX, vaccine được ước tính đã ngăn chặn 14,4 triệu số ca tử vong tại 185 quốc gia tính từ tháng 12/2020 đến tháng 12/2021. Trong năm đầu của chiến dịch tiêm vaccine, tổng cộng có 63% số ca tử vong được ngăn chặn. Tại các quốc gia có thu nhập thấp, theo WHO ước tính có thể giảm 111% trượng hợp tử vong nếu mỗi quốc gia đạt được tỉ lệ bao phủ tiêm chủng 40% trên toàn dân[9].

Những bằng chứng về hiệu quả của vaccine phòng COVID-19

Vaccine COVID-19 có vai trò quan trọng trong ngăn chặn phần lớn khả năng nhiễm bệnh, khả năng lây truyền và tạo miễn dịch cộng đồng. Nhưng quan trọng nhất là khả năng bảo vệ chống lại bệnh diễn biến nặng và nguy cơ tử vong. Số lượng virus khi mắc bệnh của nhóm tiêm chủng đầy đủ thấp hơn 4 lần so với nhóm không tiêm chủng đầy đủ và không tiêm chủng.

Ảnh: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM

Ảnh: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM

Nguy cơ tử vong ở nhóm không tiêm chủng cao gấp 9 lần ở đối tượng từ 65-79 tuổi, cao hơn 4 lần ở nhóm đối tượng trên 80 tuổi, gấp 6 lần ở nhóm từ 50-64 tuổi, gấp 5 lần ở nhóm 30-49 tuổi và gấp 3 lần ở nhóm 18-29 tuổi so với nhóm tiêm chủng đầy đủ. Trong một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2022, nhóm đối tượng trên 50 tuổi có ít nhất 2 mũi tiêm tăng cường có nguy cơ tử vong thấp hơn 3 lần so với nhóm đối tượng có 1 mũi tăng cường.

Trong nghiên cứu tại Mỹ trên các bệnh nhân nhập viện về hiệu quả của vaccine đã chỉ ra mũi tăng cường 2 và 3 giúp làm giảm 90% khả năng gây ra các diễn biến nặng và tử vong. Trong giai đoạn đầu của Omicron, hiệu quả của vaccine trong giảm nguy cơ thở máy xâm lấn và tử vong ở nhóm tiêm 2 liều là 79% và 94% đối với người nhận 3 liều. Ngoài ra hiệu quả của vaccine mũi 4 cũng được được chỉ ra là tăng lên 66% sau 7 ngày so với 32% sau 120 ngày cửa vắc xin mũi 3. Hiệu quả không thay đổi ở nhóm tuổi.

Phụ nữ cho con bú được khuyến nghị tiêm phòng COVID-19. Một số nghiên cứu cũng chứng minh khả năng truyền kháng thể SARS-CoV-2 có hiệu quả cho thai nhi sau khi mẹ tiêm vaccine. Vaccine mRNA ở những người mang thai dẫn đến việc sản xuất kháng thể của người mẹ sau 5 ngày liều vaccine đầu tiên và truyền miễn dịch thụ động qua nhau thai cho trẻ sơ sinh sớm nhất là 16 ngày sau liều vaccine đầu tiên.

Hiệu quả bảo vệ của vaccine phòng COVID-19 có thể mất dần theo thời gian

Hiện nay, biến chủng Delta có thể làm tải lượng virus cao hơn 1000 lần so với các loại virus trước đó, và khả năng lây nhiễm của biến chủng Omicron cao gấp 5,4 lần biến chủng Delta. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra hiệu quả vaccine giảm đáng kể theo thời gian trong vòng 6 tháng và được ghi nhận là do các biến chủng mới.

Hiệu quả liều thứ 3 của vaccine COVID-19 trong ngăn chặn bệnh có triệu chứng giảm từ 96% xuống 84% (nghĩa là cứ trong 100 người mắc, tổng số người có triệu chứng từ 96 giảm còn 84). Nghiên cứu tại Israel cũng chỉ ra sự sụt giảm của kháng thể và các hợp chất hệ miễn dịch trong một khoảng thời gian sau mũi vaccine thứ 2 và nguy cơ mắc covid ở những người tiêm giai đoạn đầu là 53% cao hơn so với nhóm đối tượng tiêm ở giai đoạn sau.

Vì vậy việc tiêm và tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 là cần thiết đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao (người suy giảm miễn dịch, người trên 50 tuổi, người mắc bệnh nền và những ai làm việc trong môi trường có nhiều nguy cơ tái nhiễm).

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM

comment Bình luận

largeer