VACHE và Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc phối hợp tổ chức Diễn đàn “Trần Triều với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương đại”

Sáng ngày 8/7, Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (GDCSSKCĐ) Việt Nam phối hợp với Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc cùng chính quyền và đội ngũ các nhà quản lý văn hóa TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Diễn đàn khoa học “Trần Triều với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương đại”.
08/07/2023 14:36

Nhiều năm qua, tại hầu hết các không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, cộng đồng luôn dành một tiểu không gian trang trọng để lập ban thờ Trần Triều, trong đó thể hiện tâm thức tôn vinh và phối thờ các nhân vật thuộc dòng dõi nhà Trần, triều đại có chiến công lẫy lừng nhất trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Nhìn lại tiến trình lịch sử, Trần Hưng Đạo là Quốc vương duy nhất được cộng đồng tôn vinh, tri ân và phong Thánh, được gắn chặt với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua hoạt động nghi lễ Hát văn – Hầu đồng ở hàng nghìn cơ sở thờ tự tại hầu khắp các tỉnh thành trên phạm vi cả nước. Hiện tượng văn hóa đặc sắc đó đã góp phần tô đắp thêm cho các giá trị và hệ giá trị văn hóa Việt Nam, cần được tìm hiểu để phát huy trong xã hội đương đại.

Picture1h

Các đại biểu tham dự diễn đàn

Trong chục năm trở lại đây, cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa các cấp đã và đang có nhận thức mới về tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói riêng, đặc biệt là từ sau tháng 12 năm 2016 sau khi UNESCO xét duyệt ghi danh Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cũng từ đây, việc quan tâm nghiên cứu di sản văn hóa độc đáo này đã thu hút trí tuệ và tâm thức của giới khoa học, chính quyền và đội ngũ quản lý văn hóa cũng như một bộ phận lớn cộng đồng dân chúng, tạo nên làn sóng phát triển khá mạnh của tín ngưỡng văn hóa mang tầm nhân loại này tại hàng chục tỉnh thành trên phạm vi cả nước.

Từ thực trạng đã và đang đặt ra, việc nhận thức một cách khoa học, đảm bảo được tính lý luận và thực tiễn về hiện trạng thờ Mẫu gắn với điện thờ Trần Triều tại các di tích văn hóa tín ngưỡng của người Việt nói riêng và cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam nói chung trong điều kiện phát triển xã hội đương đại là cần thiết, góp phần làm sáng rõ thêm truyền thống tôn vinh danh nhân và bảo vệ, tôn tạo các giá trị, hệ giá trị văn hóa quốc gia trong cộng đồng quốc gia các dân tộc Việt Nam.

A5

Ông Trần Văn Nam – Viện trưởng Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc phát biểu khai mạc Diễn đàn

Trong điều kiện phát triển của xã hội hiện nay, diễn đàn văn hóa sẽ là hoạt động xã hội tích cực, một mặt nâng cao ý thức của cộng đồng đối với các anh hùng dân tộc, mặt khác góp phần bồi đắp ý thức và tình cảm đối với di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc, khẳng định thêm các giá trị văn hóa Việt Nam trong điều kiện đương đại và hội nhập quốc tế.

Không chỉ mang giá trị sâu sắc về văn hóa, tín ngưỡng còn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người và trong đời sống tinh thần của nhân dân. Là điểm tựa tinh thần cho con người khi gặp những vấn đề bế tắc trong cuộc sống, là hạt nhân của văn hóa làng/cộng đồng. Tôn giáo, tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo có thể giúp cho con người bảo đảm an ninh tinh thần, cảm thấy yên tâm, thanh thản, được che chở, được bảo vệ. Đây chính là vai trò của tôn giáo, là điều mà tôn giáo có thể mang lại cho cuộc sống cũng như sức khỏe mọi người.

Xuất phát từ các lý do trên, Diễn đàn khoa học “Trần Triều với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương đại” do Hội GDCSSKCĐ Việt Nam phối hợp với Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc tổ chức nhằm thêm một lần nữa khẳng định giá trị văn hóa đối với đời sống nhân dân. Bồi đắp thêm nét đẹp trong văn hóa, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

Tham dự Diễn đàn khoa học, về phía Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam có: Ông Vũ Việt Anh - Phó Chủ tịch; Đại tá Tạ Quang Vinh - Tổng Thư ký; Ông Chu Duy Cận - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Ban Văn hóa thể dục thể thao và các cán bộ của Trung ương Hội tham dự.

Về phía Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc có ông Trần Văn Nam - Viện trưởng; GS.TS. Bùi Quang Thanh - Chủ tịch HĐKH Viện; GS.TS. Trương Quốc Bình - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá - Uỷ viên HĐKH Viện.

Cùng đại diện các nhà khoa học, cộng tác viên của Viện Phát triển Văn hoá Dân tộc; Đại diện một số cơ quan ban ngành liên quan đến quản lý nhà nước về văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại Quảng Ninh và một số địa phương có di sản.

Với sự phối kết hợp giữa các nhà quản lý văn hóa, các nhà khoa học chuyên ngành và đại diện cộng đồng thực hành di sản văn hóa của Thành phố Hạ Long và từ một số địa phương có phong trào bảo vệ di sản văn hóa đạt hiệu quả cao, diễn đàn văn hóa được tổ chức hướng tới mục đích tôn vinh các thế hệ anh hùng dân tộc gắn với sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam.

A1 (1)

Ông Vũ Việt Anh – Phó Chủ tịch Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn

Thay mặt Hội GDCSSKCĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Vũ Việt Anh đã phát biểu tham luận: “Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Phát triển con người toàn diện - Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Ông cho biết, Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc, là điều kiện thuận lợi để Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy phát triển các chiến lược tổng thể văn hóa quốc gia, cũng như có điều kiện thuận lợi để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, để văn hóa lịch sử, truyền thống góp phần cùng với văn hóa chung của dân tộc trở thành “nguồn lực nội sinh”, “sức mạnh mềm” đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Qua Diễn đàn khoa học này, ông Vũ Việt Anh cho rằng sự tập hợp được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức cá nhân tham gia nghiên cứu, thực hành đã góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử đến cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, các hoạt động diễn đàn cần được triển khai, lan tỏa rộng rãi tại các địa phương trên cả nước.

A2 (1)

GS.TS. Bùi Quang Thanh – Chủ tịch HĐKH, Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc phát biểu tham luận tại Diễn đàn khoa học

A4 (1)

GS.TS. Trương Quốc Bình – Nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Ủy viên HĐKH Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc phát biểu tham luận

A3 (1)

Đại tá Tạ Quang Vinh - Tổng Thư ký Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam phát biểu tham luận tại Diễn đàn khoa học

Empty

Ban Tổ chức Diễn đàn khoa học và các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm

Nhân Diễn đàn khoa học, lãnh đạo Hội GDCSSKCĐ Việt Nam và lãnh đạo Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc đã trao Giấy chứng nhận vinh danh các nghệ nhân.

Empty
z4499888003930_ec2702df4abddb25a7743f8e0fb1cc92

 Đại diên Ban Tôn giáo Trung ương MTTQ Việt Nam và Ban Văn hóa trung ương Hội VACHE trao tặng Giấy chứng nhận vinh danh các nghệ nhân

Nhân diễn đàn, lãnh đạo Hội GDCSSKCĐ Việt Nam và lãnh đạo Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc đã trao Giấy chứng nhận vinh danh các nghệ nhân.

Tại Diễn đàn khoa học, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan và các thanh đồng đã biểu diễn một số tiết mục thực hành tín ngưỡng thờ mẫu:

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Phần tham luận bao gồm:

- Tham luận 1: Truyền thống tôn vinh danh nhân với tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt (GS.TS. Bùi Quang Thanh – Chủ tịch HĐKH, Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc).

- Tham luận 2: Việc tôn vinh các danh nhân Trần Triều trong những hoạt động bảo tồn di sản văn hóa tại tỉnh Quảng Ninh (GS.TS. Trương Quốc Bình – Nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Ủy viên HĐKH Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc).

- Tham luận 3: Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng – Phát triển con người toàn diện – Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Ông Vũ Việt Anh – Phó Chủ tịch Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam).

- Tham luận 4: Hệ thống nhà Trần với tín ngưỡng thờ mẫu trong xã hội đương đại (NNUT Dương Thị Phương Đông – Chủ nhiệm CLB Đạo Mẫu tỉnh Hưng Yên, Phó trưởng Ban phát triển văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc).

- Tham luận 5: Trải nghiệm nghi lễ Hát văn – Hầu đồng trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (NNUT Nguyễn Thị Kim Loan – Trưởng ban Viện phát triển văn hóa tín ngưỡng tôn giáo Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc).

- Tham luận 6: Nam Định – Trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ và đức thánh Trần (Nguyễn Văn Thư – Chủ tịch Hội những người bảo vệ và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu Nam Định).

Thu Trang

comment Bình luận

largeer