Vì sao nóng gan ngày càng nhiều và các món ăn bổ gan là gì?

Ngày càng nhiều trường hợp bị nóng gan, vì sao lại vậy? Các dấu hiệu nóng gan nào dễ nhận biết nhất? Các món ăn bổ gan là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây:
26/08/2024 15:40

Vì sao nóng gan ngày càng nhiều?

- Do môi trường ô nhiễm, nguồn nước và thức ăn không sạch

- Do thời tiết mùa hè nóng nực

- Do chức năng gan kém, đào thải độc tố kém

- Do lối sống sinh hoạt chưa điều độ thường xuyên thức khuya, rượu bia, thuốc lá nhiều.

- Do áp lực công việc nhiều, luôn trong tâm trạng căng thẳng ảnh hưởng đến chức năng của gan.

- Do sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài ngày, sử dụng các loại thuốc chưa đúng cách.

- Do một số tác dụng phụ của một số loại thuốc tiêm phòng.

-Do thói quen ăn nhiều lười vận động, dẫn đến cơ chế thải độc kém. Rất ít người biết rằng vận động cũng chính là 1 cách thải độc của cơ thể.

456036614_803134495175095_5189650972692708827_n

Các dấu hiệu nóng gan dễ nhận biết nhất 

- Trào ngược dạ dày, dạ dày nóng rát ợ hơi khó tiêu, bệnh đau dạ dày

- Ngứa gan lòng bàn chân bàn tay.

- Đau mắt đỏ, viêm sưng bờ mi, hay lên lẹo mắt, mắt có những tia máu đỏ, mắt kém hay bị gỉ mắt.

- Thường mắc bệnh viêm đường tiết niệu, bí tiểu tiểu buốt, viêm đường tiết niệu, nước tiểu sẫm màu

- Chua miệng đắng miệng, lưỡi rát, hơi thở nóng, nhiệt miệng thường xuyên, lưỡi hình răng cưa

- Môi khô, hay nghiến răng khi ngủ, chướng bụng ăn không ngon miệng.

- Bị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng và các bệnh ngoài da

- Thường xuyên đau tức hạ sườn phải, men gan tăng cao

- Móng chân móng tay khô dễ gẫy, móng chân móng tay có vết sọc ố, các đầu móng không hồng hào nhuận sắc.

Món ăn bổ gan

Món ăn bổ gan có nhiều trong gan gà, trứng gà, đậu đỏ… hoặc có thể chế biến áp dụng những món sau:

- Gan lợn xào củ cải

Nguyên liệu gồm: Gan lợn 250g, củ cải 250g, dầu thực vật, bột mỳ, muối, mì chính, gia vị vừa đủ. Món này có tác dụng bổ gan, sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu thực. Đối với bệnh viêm gan mạn tính và viêm túi mật, chúng có tác dụng điều trị nhất định

Đem gan lợn rửa sạch, thái lát mỏng, trộn đều với muối, tẩm chút bột mỳ. Củ cải cũng thái lát mỏng, cho một thìa dầu thực vật vào chảo đun nóng già, cho củ cải vào xào khi gần chín thì xúc củ cải ra. Cho hai thìa dầu vào đun nóng già. Cho gan lợn vào xào độ ba phút rồi đổ củ cải vào xào tiếp khoảng ba phút, thêm mắm muối, gia vị rồi múc ra là được.

- Cá trắm luộc

Cá trắm đen một con (500-800g); đường trắng 50g, giấm một thìa, hành, gừng, muối, tương, dầu vừng, rượu nếp, bột mỳ, hồ tiêu.Đây là món ăn chữa bệnh rất nổi tiếng ở vùng Triết Giang (Trung Quốc). Cá trắm có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với bệnh nhân viêm gan mạn. Theo đông y, cá trắm có tính bình, vị ngọt, có tác dụng điều hòa và tăng cường chức năng tiêu hóa (hòa trung, bổ khí, dưỡng vị), dưỡng can, trừ phong, hóa thấp.

Cá trắm đem bóc mang, cạo vẩy, mổ bụng bỏ hết nội tạng rồi rửa sạch. Sau đó bổ dọc làm đôi, đầu cá cũng bổ đôi, lau khô. Đổ ba bát nước vào nồi, đun lửa to cho đến khi sôi, cho cá vào, đậy vung, đun sôi tiếp trong 5 phút, cho rượu và chút muối vào, đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút. Khi thấy mắt cá lồi ra ngoài là cá đã chín. Vớt cá ra để cho róc nước rồi bày lên đĩa. Nước trong nồi còn khoảng nửa bát, trước hết cho chút đường, giấm, tương, gừng, rượu nếp vào đun lại cho sôi, tiếp đó cho hành và bột mỳ vào trộn đều sẽ thành nước cốt đặc quánh, đem rưới lên cá trên đĩa, cuối cùng thêm vài giọt dầu vừng vào là được. Ngoài cách chế biến này, tùy sở thích, có thể chế thành những món ăn khác.

- Cá diếc hầm

Nguyên liệu gồm: Cá diếc tươi 250g; hành 250g; dầu thực vật, tương, muối, đường, gừng mỗi thứ một chút. Đây là món ăn đặc sản vùng Giang Nam (Trung Quốc). Cá diếc phối hợp với hành có tác dụng bổ gan, chống trướng bụng, xúc tiến tiêu hóa, đối với bệnh viêm gan mạn có tác dụng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

Cá diếc đem bóc mang, cạo vẩy, mổ bụng giữ lại bong bóng, trứng, bỏ hết các bộ phận nội tạng khác, rửa sạch, để cho róc nước. Cho năm thìa dầu vào chảo đun nhỏ lửa tới khi nóng già. Cho ba lát gừng vào rồi lập tức cho cá vào.

Khi thấy da cá chuyển sang màu vàng, cho tương, muối, đường vào, đổ thêm nửa bát nước lạnh và om trong 10 phút cho ngấm. Thêm một bát to nước lạnh, đun sôi, đem hành đã bỏ rễ và lá úa nhúng vào nước canh sau đó phủ lên thân cá; đậy kín vung, đun nhỏ lửa khoảng nửa tiếng là được.

- Trà bổ gan

Nguyên liệu gồm: Táo tàu, lạc củ, đường mỗi vị 50g. Loại trà này có tác dụng bổ gan, tăng cường chức năng tiêu hóa.

Táo và lạc đem rửa sạch, lạc để nguyên cả vỏ lụa, sắc với nước như đun trà, trước khi bắc ra thêm đường cho đủ ngọt. Có thể uống thay nước trà hằng ngày; ăn cả táo và lạc. Làm thế liên tục 30 ngày.

Theo Thầy Vương Văn Liêu - Đông y Vương Gia

comment Bình luận

largeer