Vụ Á hậu nhờ 'ông anh' tiêm vắc xin COVID-19: Cần làm rõ phát ngôn của Phó giám đốc BV Xanh Pôn

Trả lời của Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn Đỗ Đình Tùng trong vụ Á hậu nhờ "ông anh" tiêm vắc xin COVID-19 không tránh khỏi thắc mắc của dư luận.
By Nguyễn Nam/ Sức Khỏe Cộng Đồng
21/07/2021 08:31

Top Men - sản phẩm hỗ trợ sinh lý nam giới từ nguyên liệu tự nhiên

Ca sỹ Duy Mạnh và ‘người bạn đồng hành thầm kín’ Top Men

Á hậu doanh nhân khoe được 'người anh' là Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn cho tiêm vắc-xin COVID-19.

Á hậu doanh nhân khoe được "người anh" là Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn cho tiêm vắc-xin COVID-19.

Liên quan đến câu chuyện Á hậu doanh nhân khoe được "ông anh" là Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn giúp tiêm vắc xin COVID-19, đang khiến dư luận bàn tán.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 đang được ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân có nguy cơ cao. Thế nhưng suốt những ngày qua trên mạng liên tục xuất hiện các chia sẻ khoe quan hệ để được tiêm vắc xin COVID-19 như chuyện Hoa khôi báo chí khoe được tiêm vắc xin mà không cần đăng ký nhờ "ông ngoại", đang gây lùm xùm và đã được Bộ Y tế vào cuộc làm rõ.

Trở lại với câu chuyện Á hậu doanh nhân khoe được "ông anh" là Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn giúp tiêm vắc xin COVID-19, trả lời báo chí, ông Đỗ Đình Tùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội (nhân vật được nhắc đến trong chia sẻ của Á hậu cho hay: Á hậu trên là cộng tác viên và làm truyền thông cho Trung tâm, thường quảng bá hình ảnh cho Trung tâm.

"Do các cộng tác viên thường xuyên qua lại với Trung tâm, nguy cơ lây nhiễm cao trong thời điểm dịch này nên bệnh viện phải lập danh sách tiêm chủng để đảm bảo an toàn cũng giống như các trường hợp là bảo vệ khác"- ông Tùng giải thích,

Trả lời của ông Đỗ Đình Tùng ngay lập tức khiến nhiều người đặt ra nhiều thắc mắc như: Chúc danh cộng tác viên và làm truyền thông cho Trung tâm, thường quảng bá hình ảnh cho Trung tâm là chức danh gì? Bệnh viện Xanh Pôn có chức danh đó không? Ai trả lương cho cộng tác viên trên? Công việc gồm những gì... ? Và một loạt câu hỏi được đặt ra.

Nhiều người cho rằng, Bộ Y tế cần sớm làm rõ vụ việc trên và những phát ngôn của ông Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn đã đúng hay chưa? Đặc biệt khi Bộ cũng đã vào cuộc vụ việc hoa khôi khoe được ông ngoại giúp tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô nhờ "ông ngoại".

Nhiều luật sư cho rằng, cơ quan chức năng Bộ Y tế cần sớm vào cuộc thanh tra, kiểm tra các vấn đề liên quan đến vắc xin COVID-19 xem có tình trạng xin, cho, ưu tiên người nhà tiêm không, bởi Chính phủ vừa qua đã vận động toàn dân ủng hộ quỹ vắc xin COVID-19, hơn nữa tính mạng mỗi người đều cần như nhau không thể có chuyện lẻ liều, đem vắc xin đi quan hệ, ưu tiên người thân quen.

"Nếu sự việc đúng như những cô hoa khôi báo chí khoe là tiêm vắc xin COVID-19 được lựa chọn chủng loại, nhờ quan hệ mà không cần đăng ký thì đó đích xác phải gọi là tham nhũng vắc xin. Trong bối cảnh các địa phương đang gồm mình chống dịch, nhiều y bác sĩ tuyến đầu phải vất vả, người già, trẻ nhỏ có nguy cơ lây nhiễm thì đây là việc cần phải làm rõ, lên án...", một luật sư chia sẻ.

Danh sách 16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19

Việt Nam tiêm vắc-xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi và cả người trên 65 tuổi. Mục tiêu bao phủ 70- 90% mũi tiêm cho các nhóm đối tượng có chỉ định tiêm. Đặc biệt, Việt Nam ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế.

Cụ thể, có 16 nhóm được ưu tiên, bao gồm:

1. Người làm việc trong các cơ sở y tế, bao gồm công lập và tư nhân

2. Người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban chỉ đạo chống dịch, làm việc tại khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, tổ Covid-19 cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…)

3. Lực lượng quân đội

4. Lực lượng công an

5. Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài, người làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam.

6. Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh

7. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu, hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước

8. Giáo viên, học sinh, sinh viên, lực lượng bác sĩ trẻ, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá… thường xuyên tiếp xúc nhiều người.

9. Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi

10. Người sinh sống tại các vùng dịch

11. Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội

12. Người được cơ quan có thẩm quyền cửa đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để đi công tác, học tập và lao động ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam

13. Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (khu công nghiệp, chế xuất, doanh nghiệp vận tải, tín dụng, du lịch…), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khoẻ, dược, vật tư y tế…, cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch.

14. Các chức sắc, chức việc các tôn giáo

15. Người lao động tự do

16. Các đối tượng khác theo quyết định của Bộ trưởng Y tế hoặc chủ tịch UBND các tỉnh và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc-xin.

Đối tượng tiêm chủng thuộc các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp nêu trên bao gồm cả nhà nước và tư nhân.

comment Bình luận

largeer